I.CHỐNG BÉO PHÌ
1. Nguyên nhân chính gây bệnh béo phì ở trẻ em
Do sự thay đổi năng lượng thu vào của cơ thể, hay cũng là do giảm lượng tiêu hóa làm tăng sự tích tụ mỡ trong cơ thể. Những bé háu ăn, ít vận động và giảm sự chuyển hóa thân nhiệt.
Béo phì do nội tiết gây nên. Nôi tiết không được ổn định hoặc có những bất thường bẩm sinh cũng có thể dẫn đến béo phì ở trẻ em.
Béo phì do dùng thuốc chữa trị các bệnh cho bé. Hoặc cũng có thể dùng nhiều thuốc gây nên phản ứng phụ. Cho bé dùng thức ăn thiếu nhiều dẫu mỡ, dùng những thức ăn nhanh có hàm lượng chất kích thích cao
Những trẻ bị thiểu năng trí tuệ cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
2. Phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em
Loại bỏ ngay những món đồ ăn vặt
Khuyến khích bé rèn luyện thể dục thể thao và tập cùng bé
Thêm ngay lượng rau quả vào thực đơn của bé. Nên dạy cho bé biết được tác dụng của các loại hoa quả
Giảm dần lượng, khẩu phần ăn của bé . Nếu trẻ nhà bạn quá béo hãy giảm ngay khẩu phần của bé từ từ hoặc chọn những thực phẩm có nguồn gốc đảm bảo dinh dưỡng
Loại bỏ ngay những thức ăn nhanh.
3. Có thể áp dụng một số cách giảm cân cho trẻ béo phì
Giảm cân cho trẻ béo phì bằng đậu hũ: Đậu hũ chứa nhiều yếu tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và rất tốt cho tiêu hóa.
Giảm cân cho trẻ béo phì nhờ cá hồi: Cá hồi chứa axit béo omega sẽ giúp trẻ giảm cân hiệu quả. Chất này có tác dụng đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Sữa chua ít béo và hoa quả giúp bé giảm cân: Sữa chua ít béo giàu canxi và cung cấp protein tốt cho sức khỏe. Đây là phương pháp giảm cân rất tốt cho trẻ.
4. Phương pháp tập luyện cho trẻ giảm cân và tăng chiều cao:
Trẻ có thể chơi các môn thể thao như: bơi lội, đạp xe với yên cao, đi bộ….Ngủ đủ giấc: là một phương pháp là rất cần thiết giúp trẻ giảm cân hiệu quả và phát triển ở mức tốt nhất có thể.
II. PHÒNG, CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON
Để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả, mẹ nên xây dựng cho bé khẩu phần ăn hợp lý, giữ gìn vệ sinh và kết hợp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
1. Khẩu phần ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, các hoạt động vui chơi giải trí. Nếu trẻ ăn nhiều mà không hoạt động sẽ bị thừa năng lượng dễ gây béo phì, hoặc nếu trẻ ăn không đủ chất sẽ không đủ năng lượng cho cơ thể, khiến trẻ mệt mỏi, kém hoạt động dẫn đến suy dinh dưỡng. Một khẩu phần ăn cân đối, đủ chất là một trong những giải pháp hàng đầu giúp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non.
2. Phấn đấu bữa ăn phải cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng
Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là bữa ăn cung cấp đủ 4 nhóm chất cơ bản: đạm, đường, béo, vitamin. Ngoài tinh bột (cung cấp năng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả, trái cây (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng, sữa (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ăn ngon miệng. Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi cách chế biến món ngon cho bé suy dinh dưỡng để trẻ thấy lạ miệng và sẽ ăn được nhiều hơn.
3. Giữ gìn vệ sinh môi trường sống của trẻ
Mẹ nên đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ăn cho bé cần nấu chín kỹ, không cho bé ăn thức ăn để qua ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng dùng nguồn nước sạch cho trẻ vệ sinh, tắm rửa và nấu ăn, hình thành cho con thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý tẩy giun định kì cho bé 6 tháng/lần, bởi giun sán trong bụng sẽ hút hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn khiến trẻ ăn hoài không lớn.