17/04/2025 13:16        

MỤC TIÊU KẾ HOẠCH TUẦN CHỦ ĐIỂM ĐỘNG VẬT 24-25

CHỦ Đ: NHỮNG CON VẬT BÉ YÊU

Thời gian thực hiện: 4 tuần Từ ngày  10/03 đến  04/04/2025)

Giáo viên: Hoàng Thị Quỳnh - Lớp:MG 4-5 Tuổi A

 

MỤC TIÊU

MẠNG NỘI DUNG

MẠNG  HOẠT ĐỘNG

I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT MT ( 1, 10, 17, 18, 24, 28, 30, 35, 36)

1. Phát triển vận động:

Mục tiêu 1: Trẻ thực hiện được, đầy đủ, đúng nhịp nhàng các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh.

Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

- Hô hấp: Hít vào thở ra. Thổi bóng

- Tay: Đưa tay ra trước, lên cao. Đưa tay ra trước, gập khuỷu tay.

- Bụng: Ngồi quay người sang hai bên. Đứng cúi người về trước.

- Chân:  Ngồi xổm, đứng lên. Đứng 1 chân đưa ra trước, khuỵu gối

- Bật khép tách chân. Bật chân trước chân sau

- Thể dục sáng

+ Lấy nơ, hoa tập theo nhạc toàn trường với các động tác hô hấp, tay, bụng, chân bật (mỗi động tác 4lx4nh)

+ Lấy gậy tập theo nhạc toàn trường với các động tác hô hấp, tay, bụng, chân bật (mỗi động tác 4lx4nh)

 

 

- Mục tiêu 10: Trẻ biết bò dích dắc không chạm chướng ngại vật.

- Bò dích dắc qua 5 điểm, cách nhau 2m.

- Hoạt động học

+ Bò dích dắc qua 5 điểm

+ TCVĐ: Ném bóng vào rổ; Cướp cờ; Đội nào khéo léo; Đội nào nhanh

- Chơi ngoài trời:

+ TCVĐ: Bò tiếp sức; Bò nhặt bóng; Bò né chướng ngại vật; Bò kéo bạn; Bò tìm kho báu....

- Mục tiêu 17: Trẻ tự đập, bắt bóng (được 5 lần liên tiếp).

- Đập và bắt bóng tại chỗ. ( 4-5 lần liên tiếp )

- Hoạt động học

+ Đập và bắt bóng tại chỗ.

+ TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh

- Chơi ngoài trời:

+ TCVĐ: Đập bóng theo nhịp; Đập bóng xoay người; Chuyền bóng tại chỗ; Ai đập bóng lâu hơn; Đập bóng kết hợp di chuyển nhẹ....        

- Chơi hoạt động theo ý thích
 

+ HDTCM: Bóng nảy

- Mục tiêu 18: Trẻ thực hiện được  ném trúng đích đứng.

- Ném trúng đích đứng ( xa 1,5m cao 1,2m ) bằng một tay.

- Hoạt động học

+ Ném trúng đích đứng

+ TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh

- Chơi ngoài trời:

+ TCVĐ: Ném bóng vào rổ; Ném vòng vào cọc; Ném bóng dính vào bảng; Ném bóng trúng đích trên tường; Ném túi cát lên giá đỡ...

- Chơi hoạt động theo ý thích
 

+ HDTCM: Ném bóng vào rổ

- Mục tiêu 24: Trẻ thực hiện bật xa 30- 40 cm.

- Bật xa 35cm - 40 cm.

- Hoạt động học

+ Bật xa 35-40 cm

+ TCVĐ: Ai ném xa nhất;

- Chơi ngoài trời:

+ TCVĐ: Bật qua mương; Nhảy lò cò qua vạch; Nhảy dây bật xa; Nhảy qua chướng ngại vật; Ai nhảy xa hơn.

- Mục tiêu 28: Trẻ tích cực tham gia vào các trò vận động, trò chơi dân gian

 

 

 

 

 

 

 

- Chơi các trò chơi vận động.

 

- Chơi ngoài trời

+ TCVĐ: Bò quanh sân; Mèo và chim sẻ; Bắt vịt trên cạn; Mèo bắt chuột; Chim sổ lồng; Mèo và chim sẻ; Chim bay cò bay; Nhảy bao bố; Ném bóng vào rổ; Bắt vịt trên cạn; Bật nhảy lò cò em bé; Bật tách khép chân; Bắt bướm; Bật qua suối; Bật về phía trước; Ai ném xa hơn; Cáo và Thỏ; Thỏ đổi chuồng. Ai ném xa hơn; Cáo ơi ngủ à; Bịt mắt bắt dê; Chi chi chành chành        

- Chơi các trò chơi dân gian

- Chơi ngoài trời

+ TCDG: Dung dăng dung dẻ; Kéo cưa lừa xẻ; Rồng rắn lên mây; Bịt mắt bắt dê; Chi chi chành chành; Thả đĩa ba ba; Lộn cầu vồng.

- Mục tiêu 30: Trẻ biết phối hợp cử động ngón tay, bàn tay, tay - mắt trong một số hoạt động.

- Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê vét, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối..

- Chơi ở các góc

+ Góc tạo hình: Nặn con thỏ; Nặn con chuồn chuồn; Nặn con gà; Nặn con cua

2. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng , dụng cụ

- Mục tiêu 35: Trẻ nhận biết một số thực phẩm cùng nhóm.

 

- Thịt, cá, tôm cua … có nhiều chất đạm; can xi.

- Rau quả chín có nhiều vitamin..

- Trò chuyện sáng

+ Trò chuyện về nhóm thực phẩm có nhiều chất đạm

- Chơi HĐNT

+ Quan sát bảng thực đơn, các tranh tháp dinh dưỡng ở nhà bếp

- Giờ ăn

+ Gọi tên và chất dinh dưỡng trong các món ăn thường ngày từ động vật

3.  Dinh dưỡng và sức khỏe

- Mục tiêu 36: Trẻ nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.

 

- Chế biến một số món ăn đơn giản: nấu đông sương, phết bánh mì bơ đường, nước ép trái cây, rau câu dừa , trái cây trộn….

- Trò chuyện sáng

+ Trò chuyện về nhóm thực phẩm có nhiều chất đạm

- Ăn, ngủ:

+ Nói được tên các món ăn trong giờ ăn.

- Chơi hoạt động theo ý thích

- BTLNT: Làm trứng rán, Bóc vỏ trứng cút

II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC MT (41,44, 48, 60, 65)

1.Khám phá khoa học:

- Mục tiêu 41: Trẻ nhận biết và tránh vật dụng nguy hiểm

- Tiếp xúc an toàn với động vật

- MLMN

+ Trò chuyện cùng trẻ phải biết  tiếp xúc an toàn với động vật

- Mục tiêu 44: Trẻ thích tìm hiểu và quan tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Làm một số thí nghiệm.

- Chơi HĐNT

+ KPKH: Làm thí nghiệm: Trứng nổi trứng chìm; Làm nổi một vật đang chìm.

 

- Mục tiêu 48: Trẻ biết phối hợp các giác quan để tìm hiểu về đặc điểm nổi bật và ích lợi của các con vật gần gũi; ích lợi và tác hại đối với con người.

 

 

- Đặc điểm, cấu tạo bên ngoài của con vật gần gũi và lợi ích của chúng đối với con người.

- So sánh sự giống và khác nhau của 2 - 3 con vật.

 

- Trò chuyện sáng

+ Trò chuyện về tên gọi, đặc điểm, ích lợi, tác hại, cách chăm sóc các con vật nuôi sống trong nhà; Trong rừng; Dưới nước, 1 số chim và côn trùng .

- Hoạt động học

+ Khám phá quả trứng

. Trò chơi: Chuyển trứng

+ Tìm hiểu các con vật sống dưới nước

. Trò chơi “Thi xem ai nhanh”

+ Tìm hiểu  các con vật sống trong rừng

. Trò chơi 1: “ Bé thông minh”

. Trò chơi 2: “Ai nhanh nhất”

+ Tìm hiểu quá trình lớn lên của con bướm

. Trò chơi “Ai nhanh hơn”

- Chơi ở các góc

+ Góc học tập: Tìm mẹ cho con; Khoanh tròn các con côn trùng; Gạch bỏ con vật không cùng nhóm; Nối các con vật có cùng môi trường sống; Chơi trò chơi: “Gắp cua bỏ giỏ”;  Tìm mẹ cho con; Tô màu xanh cho các con vật ăn cỏ, màu vàng cho các con vật ăn thịt.

- Chơi hoạt động theo ý thích

+ Xem video về 1 số loại côn trùng; Trong rừng; Dưới nước;  Xem video cách chở động vật khi đi ra đường.

- Mục tiêu 60: Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. Trẻ biết sử dụng các số từ 1-6 để chỉ số lượng, số thứ tự.

- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 6 và đếm theo khả năng (bản thân)

 

- Hoạt động học

+  Đếm - Nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 7

. Trò chơi 1: Bé nhanh tay

. Trò chơi 2: Về đúng nhà

- Chơi ở các góc

+ Góc học tập: Khoanh tròn các con vật có số lượng 7

- Chơi hoạt động theo ý thích

+ Làm bài tập vở toán trang 20

- Mục tiêu 65: Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp ít nhất 3 đối tượng và sao chép lại.

-  So sánh, phát hịên quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng

- Hoạt động học:

+ Sắp xếp theo quy tắc

. Trò chơi 1Ai thông minh hơn.

. Trò chơi 2: Ai nhanh hơn

- Chơi HĐ theo ý thích

+ Làm bài tập toán trang 27

III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MT( 73, 77, 78, 81, 83 )

2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày

- Mục tiêu 73: Trẻ biết nói rõ để người nghe có thể hiểu được ý của mình.

- Phát âm các tiếng có chứa các âm khó: Con chó, con trâu, con thỏ, con khỉ.

- Mọi lúc mọi nơi

+ Trẻ phát âm các tiếng  có chứa âm khó: con chó, con trâu, róc rách…

- Mục tiêu 77: Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao.

- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè theo chủ đề.

 

- Hoạt động học

+ Đọc thơ: Chim chích bông”

. Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh ”

- Góc thư viện: Nghe đọc thơ: Rong và cá. Chim chích bông. Những chú lợn con. Bởi tôi là vịt. Anh gà trống. Nghe đồng dao: Con vỏi con voi.

- Chơi hoạt động theo ý thích

+ CTC: Bắt bướm

+ Đọc đồng dao, vè loài vật

+ Giải câu đố ĐVSTGĐ, dưới nước, côn trùng.

 3.Làm quen với sách

- Mục tiêu 78 : Trẻ bắt chước được giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.

 

 

- Trẻ bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện

- Kể chuyện có mở đầu và kết thúc

- Kể lại chuyện đã được nghe.

- Hoạt động học:

+ Kể chuyện:  Ai cũng yêu chú mèo

. Trò chơi : “Xem ai nhanh nhất”

+ Kể chuyện: Cá rô ron không vâng lời mẹ

. Trò chơi “Thi xem ai nhanh”

- Hoạt động góc

+ Góc Thư viện:   

. Nghe kể chuyện: Chuột gà trống và mèo; Cả nhà đều làm việc; Cá cầu vồng; Nòng nọc tìm mẹ; Chim vàng anh ca hát; Giọng hót chim Sơn ca; Xem tranh và gọi tên các con vật sống dưới nước; Xem tranh và gọi tên các côn trùng và chim

3.Làm quen với việc đọc viết

-  Mục tiêu 81: Trẻ biết cầm sách đúng chiều, và giở từng trang để xem tranh ảnh, “Đọc” sách theo tranh minh họa.

- Cầm sách đúng chiều; Đọc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới

 

- Chơi ở các góc

+ Góc thư viện: Cô hướng dẫn cầm sách đúng chiều và dở từng trang để xem. Đọc từ trái sang phải từ dòng trên xuống dòng dưới

- Mục tiêu 83: Trẻ biết sử dụng ký hiệu để  «viết», nhận dạng được một số chữ cái.
 

- Nhận dạng một số chữ cái d,đ

- Tập tô, tập đồ các nét chữ.

- Sử dụng ký hiệu để « viết » tên ; làm vé tàu, thiệp chúc mừng

- Hoạt động học:

+ Làm quen chữ d,

. Trò chơi 1: ‘Bé nhanh tay”

.  Trò chơi 2: “Nối chữ”

+ Làm quen chữ đ

.  Trò chơi 1: Zích zắc cùng bé yêu

.  Trò chơi 2: “Bé tinh mắt”

- Chơi ở các góc

+ Góc học tập:  

. Tô màu chữ d; Xếp hột hạt chữ d; Đồ chữ d theo nét chấm mờ.

.Tô màu chữ đ; Tìm và tô màu chữ cái đ; Tô theo chấm mờ chữ đ.

IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ MT (86, 88, 89, 90, 92)

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc

- Mục tiêu 86: Trẻ thích thú và biêt sử dụng các từ gợi cảm để nói lên cảm xúc của mình về các sản phẩm tạo hình.

- Ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống.

- Chơi HĐ ngoài trời

+ Quan sát: Góc thiên nhiên; Thời tiết; Con gà, Con mèo; Bể cá; Con ốc; Con chuồn chuồn; Con chim chào mào; chim cu; Các con vật trong bồn hoa ở sân trường.

2. Âm nhạc

- Mục tiêu 88: Trẻ vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc với nhiều hình thức khác nhau.

 

 

 

- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa)

- Sử dụng dụng cụ xắc xô, thanh gõ chơi trò chơi âm nhạc.

- Hoạt động học

+ Học hát: Con còng con cua

. TCAN: “ Tai ai tinh”

+ VĐTTC: “Gà trống, mèo con và cún con

. TCAN: “Bắt chước tạo dáng”

+ Học hát: Vào rừng xanh

. TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật

+ Học hát: Con cào cào

. TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật

- Chơi và hoạt động góc:

+ Góc âm nhạc: Chú ếch con; Cá vàng bơi; Cua cá tôm thi tài; Con còng con cua; Con tôm; Bé cua cua; Cá heo con; Đàn cá tung tăng; Tom cá tung tăng; Chú voi con ở bản đôn; Chú thỏ con; Con hươu cao cổ; Con chìm vành khuyên, Con hươu cao cổ; Gấu con bị đau; Chim chích bông; Ai cũng yêu chú mèo; Đàn gà trong sân; Gà gáy; Một con vịt; Chú mèo con, Con cún con; Con mèo mà trèo cây cau; Lí con sáo; Chim bay; Chị ong nâu và em bé; Gọi bướm; Kìa con bướm vàng; Con chim non; Con chuồn chuồn....

3. Tạo hình

- Mục tiêu 89: Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo thành bức tranh bức tranh có màu sắc và bố cục.

- Sử dụng các kỹ năng vẽ nét: thẳng, xiên, ngang, cong, tròn... tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.

 

- Hoạt động học:

+  Tạo hình bức tranh con cá

- Chơi ở các góc

+ Góc tạo hình:

.  Vẽ con cá, con mực, con tôm.

. Tô màu các con vật sống trong rừng.

- Mục tiêu 90: Trẻ xé, cắt theo đường thẳng, đường cong, gấp, xếp và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục.

 

- Sử dụng các kỹ năng: xé, cắt, dán, xếp, gấp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, hình dáng, đường nét khác nhau

- Chơi và hoạt động góc

+ Góc tạo hình: Cắt dán tạo hình con bọ ( Vở Th trang 15); Làm 1 số con côn trùng từ NVLM;  Xé dán con vật sống dưới nước mà bé thích ( vở TH tr 16); Cắt gấp tạo hình con vật bé thích (vở TH trang 17).

- Mục tiêu 92: Trẻ phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.

- Tự chọn các nguyên liệu tạo hình, phế liệu, phế phẩm tạo ra các, các con vật.

- Chơi và hoạt động góc

+ Góc tạo hình:

.  Làm con kiến từ NVLM.

. Làm bức tranh một số con vật từ lá cây

. Tạo hình con cá bằng bàn tay

. Tạo hình con gà từ vỏ lạc

. Tạo hình con cáo từ đĩa giấy

. Tạo hình con sâu từ nắp chai

IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KNXH MT(105, 106, 108 )

- Mục tiêu 105: Trẻ phân biệt  hành vi « đúng, sai, tốt, xấu ».

 

-  Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác, sự nguy hiểm/hậu quả khi không tuân thủ quy định về giao thông.

- Trò chuyện sáng:

+ Trò chuyện về hoạt động của con người khi thả rong động vật ra đường và hậu quả.

- Chơi ở các góc:

+ Góc học tập:  Gạch chéo hành vi sai và khoanh tròn hành vi đúng

- Mục tiêu 106: Trẻ biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.

 

- Hoạt động nhóm.

- Trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.

- Quyền được tham gia.

- Chơi ở các góc

+ Phân vai: Gia đình (nấu ăn, mẹ con, chăn nuôi). Bác sĩ thú y. Bán hàng (thức ăn cho động vật, thuốc thú y); Gia đình (nấu ăn, ba mẹ đưa con đi sở thú); Bán hàng (thức ăn cho hổ, báo, voi);Gia đình (nấu ăn, chăn nuôi, mẹ đi chợ); Bán hàng (hải sản, cá cảnh, thức ăn cho động vật); Gia đình (Nấu ăn; Mẹ đi chợ nấu ăn bố đi xây công trình.); Bán hàng (thức ăn cho động vật, chim cảnh)

+ Xây dựng: Xây hàng rào, nông trại chăn nuôi. Xây chuồng cho các con vật; Nông trại chăn nuôi. Xây sở thú; Khu bảo tồn động vật; Ao cá; Hồ nuôi tôm; Hồ cá Trí Nguyên. Xây hàng rào; Xây vườn hoa; Công viên; Xây trang trại nuôi ong.

- Thiên nhiên: Nhặt lá; Lau lá; Tưới nước cho cây.

- Mục tiêu 108: Trẻ thích chăm sóc con vật.

- Chăm sóc con vật xung quanh

- Mọi lúc mọi nơi

+ Biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình

+ Nhắc nhở trẻ không bỏ rác, phân xúc vật bừa bãi.

 

 

 

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1 (Từ ngày 10/03 đến 14/03/2025)

Chủ đề: Động vật nuôi trong gia đình        Lớp: 4-5 tuổi A

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Đón trẻ Tchuyện

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi tình hình của cháu tại lớp.

- Trò chuyện về tên gọi, đặc điểm, ích lợi, tác hại, cách chăm sóc các con vật nuôi sống trong nhà

-Trò chuyện  về hành động của con người khi thả rong động vật ra đường và hậu quả của việc làm đó

- Trò chuyện về nhóm thực phẩm có nhiều chất đạm

Thể dục sáng

1. Khởi động:  Đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau

2. Trọng động: Tập theo nhạc, tập với nơ, mỗi động tác tập 4lx4n

- Hô hấp: Hít vào thở ra.                   - Tay: Đưa tay ra trước, lên cao.

- Bụng: Đứng cúi người về trước           - Chân: Ngồi xổm, đứng lên.

- Bật: Bật chân trước chân sau

3. Hồi tĩnh:  Đi dạo hít thở nhẹ nhàng

 

Học

PTNT

Đếm - Nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 7

PTTC

 Bò dích dắt qua 5 điểm

PTNN

Kể chuyện:

Ai cũng yêu chú mèo

PTNT

Khám phá quả trứng (5e)

PTTM

VĐTTC: “Gà trống, mèo con và cún con”

Ôn tập câu chuyện: Ai cũng yêu chú mèo

 

 

 

Chơi ở các góc

- Góc phân vai: Gia đình (nấu ăn, mẹ con, chăn nuôi). Bác sĩ thú y. Bán hàng (thức ăn cho động vật, thuốc thú y)

- Xây dựng: Xây hàng rào, nông trại chăn nuôi; Xây chuồng cho các con vật;

- Tạo hình: Nặn con gà; Tạo hình con gà từ vỏ lạc; Cắt gấp tạo hình con vật bé thích (vở TH trang 17).

- Âm nhạc: Nghe hát &VĐ theo ý thích: Ai cũng yêu chú mèo; Đàn gà trong sân; Gà gáy; Một con vịt; Chú mèo con, Con cún con; Con mèo mà trèo cây cau…

- Học tập: Tìm mẹ cho con; Khoanh tròn các con vật có số lượng 7; Gạch chéo hành vi sai và tích vào hành vi đúng;

- Thư viện: Xem tranh và gọi tên các con vật trong gia đình; Nghe đọc thơ: Những chú lợn con; Bởi tôi là vịt; Anh gà trống; Chú thỏ con; Nghe kể chuyện: Chuột gà trống và mèo; Cả nhà đều làm việc.

- Thiên nhiên: Nhặt lá; Lau lá, Tưới nước cho cây.

Chơi ngoài trời

-HĐCCĐ: Làm thí nghiệm: Trứng nổi trứng chìm; Quan sát: Con gà; Con mèo

-TCVĐ: Bò quanh sân; Mèo và chim sẻ; Bắt vịt trên cạn; Mèo bắt chuột; Dung dăng dung dẻ; Rồng rắn lên mây; Kéo cưa lừa xẻ; Ai ném xa hơn; Cáo và Thỏ; Thỏ đổi chuồng; Bò tiếp sức; Bò nhặt bóng; Bò né chướng ngại vật; Bò kéo bạn; Bò tìm kho báu....

- Chơi tự do: Xe lon; Chong chóng; Diều; Bóng; Nước; Cát và đồ chơi có sẵn

Ăn, ngủ

- Gọi tên và chất dinh dưỡng trong các món ăn thường ngày từ động vật

Chơi HĐ theo ý

thích

Xem video cách chở động vật khi đi ra đường

Thực hiện vở toán trang 21

HDTCM: Bóng nảy

BTLNT: Bóc vỏ trứng cút

Giải câu đố ĐVSTGĐ

Chơi tự do

Trả trẻ

- Dọn dẹp đồ chơi; Chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về

 

HIỆU TRƯỞNG                                   TTCM                                 GIÁO VIÊN

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2 (Từ ngày 17/03 đến 21/03/2025)

Chủ đề: Động vật sống trong rừng       Lớp: 4-5 tuổi A

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Đón trẻ Tchuyện

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi tình hình của cháu tại lớp.

- Trò chuyện về tên gọi, đặc điểm, lợi ích của các con vật sống trong rừng.

-  Trò chuyện cùng trẻ phải biết  tiếp xúc an toàn với động vật

Thể dục sáng

1. Khởi động:  Đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau

2. Trọng động: Tập theo nhạc; Tập với gậy; Mỗi động tác tập 4lx4n

- Hô hấp: Thổi bóng

- Tay: Đưa tay ra trước, lên cao.  

- Bụng: Đứng cúi người về trước.

- Chân: Ngồm xổm, đứng lên       

- Bật: Bật chân trước chân sau

3. Hồi tĩnh:  Đi dạo hít thở nhẹ nhàng

Học

PTTC

Ném trúng đích thẳng đứng

PTNT

Tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng

PTNT

Sắp xếp theo quy tắc

PTNN

Làm quen chữ d

PTTM

Hát : Vào rừng xanh

Ôn bài hát: Vào rừng xanh

 

 

 

Chơi ở các góc

- Góc phân vai: Gia đình (nấu ăn, ba mẹ đưa con đi sở thú); Bán hàng (thức ăn cho hổ, báo, voi)

- Xây dựng: Xây sở thú; Khu bảo tồn động vật.

- Tạo hình: Nặn con thỏ; Tạo hình con cáo từ đĩa giấy; Làm bức tranh một số con vật từ lá cây

- Âm nhạc: Nghe hát &VĐ theo ý thích: Chú voi con ở bản đôn; Chú thỏ con; Con hươu cao cổ; Con chìm vành khuyên, Con hươu cao cổ; Gấu con bị đau; Chim chích bông...

- Học tập: Tô màu xanh cho các con vật ăn cỏ, màu vàng cho các con vật ăn thịt; Chơi trò chơi “ Gắp cua bỏ giỏ”; Tô màu các con vật sống trong rừng; Tô màu chữ d; Xếp hột hạt chữ d; Đồ chữ d theo nét chấm mờ.

- Thư viện: Cô hướng dẫn cầm sách đúng chiều và dở từng trang để xem. Đọc từ trái sang phải từ dòng trên xuống dòng dưới; Xem và kể chuyện theo tranh “Giọng hót chim sơn ca; Nghe đồng dao: “Con vỏi con voi”

- Thiên nhiên: Nhặt lá; Lau lá; Tưới nước cho cây.

Chơi ngoài trời

- HĐCCĐ:  QS Thời tiết; Góc thiên nhiên; Quan sát bảng thực đơn, các tranh tháp dinh dưỡng ở nhà bếp

- TCVĐ: Ai ném xa hơn; Cáo ơi ngủ à; Cáo và Thỏ; Thỏ đổi chuồng; Bịt mắt bắt dê; Chi chi chành chành; Ném bóng vào rổ; Ném vòng vào cọc; Ném bóng dính vào bảng; Ném bóng trúng đích trên tường; Ném túi cát lên giá đỡ...

- Chơi tự do: Xe lon; Chong chóng; Diều; Bóng; Nước; Cát và đồ chơi có sẵn

Ăn, ngủ

Rèn thói quen gấp chăn, xếp gối ngăn nắp, gọn gàng

Chơi HĐ

Theo ý

thích

Xem video về 1 số động vật sống trong rừng

HDTCM: Ném bóng vào rổ

Thực hiện vở toán trang 27

Giải câu đố về 1 số loại động vật sống trong rừng

Văn nghệ nhận xét cuối tuần

Chơi tự do

Trả trẻ

- Dọn dẹp đồ chơi; Chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về

 

HIỆU TRƯỞNG                                   TTCM                                 GIÁO VIÊN

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3 (Từ ngày 24/03 đến 28/03/2025)

Chủ đề: Động vật sống dưới nước        Lớp: 4-5 tuổi A

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Đón trẻ Tchuyện

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi tình hình của cháu tại lớp.

- Trò chuyện về tên gọi, đặc điểm, ích lợi, tác hại, cách chăm sóc các con vật sống dưới nước.

- Trò chuyện về sự giống và khác nhau của các con vật, phân loại con vật theo dấu hiệu

Thể dục buổi sáng

1. Khởi động:  Đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau

2. Trọng động: Tập theo nhạc, tập với nơ, mỗi động tác tập 4lx4n

- Hô hấp: Hít vào thở ra.

- Tay: Đưa tay ra trước, gập khuỷu tay.    - Bụng: Ngồi quay người sang hai bên.

- Chân: Đứng 1 chân, đưa ra trước khuỵu gối.  - Bật: Bật khép tách chân.

3. Hồi tĩnh:  Đi dạo hít thở nhẹ nhàng

 

Học

PTTC

Bật xa 35-40 cm

PTNT

Tìm hiểu các con vật sống dưới nước

PTTM

Tạo hình bức tranh con cá

PTNN

Kể chuyện “ Cá rô ron không vâng lời mẹ”

PTTM

Hát: Con còng con cua

Ôn bật xa 35-40 cm

 

 

 

 

Chơi ở các góc

- Góc phân vai: Gia đình (nấu ăn, chăn nuôi, mẹ đi chợ); Bán hàng (hải sản, cá cảnh, thức ăn cho động vật)

- Xây dựng: Xây hàng rào; Ao cá; Hồ nuôi tôm; Hồ cá Trí Nguyên.

- Tạo hình: Nặn con cua; Tạo hình con cá bằng bàn tay; Vẽ con cá, Con mực, Con tôm; Xé dán con vật sống dưới nước mà bé thích ( vở TH tr 16);

- Âm nhạc: Nghe hát &VĐ theo ý thích: Chú ếch con; Cá vàng bơi; Cua cá tôm thi tài; Con còng con cua; Con tôm; Bé cua cua; Cá heo con; Đàn cá tung tăng; Tom cá tung tăng

- Học tập: Nối các con vật có cùng môi trường sống.

- Thư viện: Xem tranh và gọi tên các con vật sống dưới nước; Nghe đọc thơ: Rong và cá; Nghe kể chuyện: Cá cầu vồng; Nòng nọc tìm mẹ.

- Thiên nhiên: Nhặt lá; Lau lá; Tưới nước cho cây.

Chơi ngoài trời

-HĐCCĐ: KPTN làm nổi 1 vật đang chìm; QS: Thời tiết ; Bể cá ; Con ốc

-TCVĐ:  Nhảy bao bố; Bịt mắt bắt dê; Chi chi chành chành; Bật qua suối; Bật về phía trước; Bật nhảy lò cò em bé; Bật tách khép chân; Bật qua mương; Nhảy lò cò qua vạch; Nhảy dây bật xa; Nhảy qua chướng ngại vật; Ai nhảy xa hơn.

- Chơi tự do: Xe lon; Chong chóng; Diều; Bóng; Nước; Cát và đồ chơi có sẵn

Ăn, ngủ

- Nói được tên các món ăn trong giờ ăn

Chơi, HĐ

Theo ý

thích

Xem video về động vật sống dưới nước

BTLNT: Làm trứng rán

Đọc đồng dao, vè loài vật

Giải câu đố ĐV sống dưới nước

 

Văn nghệ tại lớp

Chơi tự do

Trả trẻ

- Dọn dẹp đồ chơi; Chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về

 

HIỆU TRƯỞNG                                 TTCM                                GIÁO VIÊN

 

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 4 (Từ ngày 31/03 đến 04/04/2025)

Chủ đề: Một số côn trùng        Lớp: 4-5 tuổi A

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Đón trẻ Tchuyện

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi tình hình của cháu tại lớp.

- Trò chuyện về tên gọi, đặc điểm, ích lợi, tác hại, cách chăm sóc 1 số chim và côn trùng.

Thể dục sáng

1. Khởi động:  Đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau

2. Trọng động: Tập theo nhạc; Tập với gậy; Mỗi động tác tập 2lx4n

- Hô hấp: Thổi bóng

- Tay: Đưa tay ra trước, gập khuỷu tay.    - Bụng: Ngồi quay người sang 2 bên

- Chân: Một chân đưa ra, khuỵu gối         - Bật: Bật tách khép chân

3. Hồi tĩnh:  Đi dạo hít thở nhẹ nhàng

 

Học

PTTC

Đập và bắt bóng tại chỗ

PTNN

Làm quen chữ đ

PTNT

Tìm hiểu quá trình lớn lên của con bướm

PTNN

Đọc thơ: Chim chích bông

PTTM

Học hát: Con cào cào

Ôn thơ chim chích bông

 

 

 

 

 

Chơi ở các góc

- Góc phân vai: Gia đình (Nấu ăn; Mẹ đi chợ nấu ăn bố đi xây công trình.); Bác sĩ thú y; Bán hàng (thức ăn cho động vật, chim cảnh)

- Xây dựng: Xây hàng rào; Xây vườn hoa; Công viên; Xây trang trại nuôi ong

- Tạo hình: Nặn con chuồn chuồn; Tạo hình con sâu từ nắp chai; Cắt dán tạo hình con bọ ( Vở Th trang 15); Làm con kiến từ NVLM.

- Âm nhạc: Nghe hát &VĐ theo ý thích: Lí con sáo; Chim bay; Chị ong nâu và em bé; Gọi bướm; Kìa con bướm vàng; Con chim non; Con chuồn chuồn…

- Học tập: Khoanh tròn các con côn trùng. Gạch bỏ con vật không cùng nhóm; Tô màu chữ đ; Tìm và tô màu chữ cái đ; Tô theo chấm mờ chữ đ.

- Thư viện: Xem tranh và gọi tên các côn trùng và chim; Nghe đọc thơ: Chim chích bông; Ong và bướm; Nghe kể chuyện: Chim vàng anh ca hát; Giọng hót chim Sơn ca

- Thiên nhiên: Nhặt lá, lâu lá, tưới nước cho cây.

Chơi ngoài trời

-HĐCCĐ: QS con chuồn chuồn; Các con vật trong bồn hoa ở sân trường; Qs con chim chào mào, chim cu.

-TCVĐ: Bắt bướm; Dung dăng dung dẻ; Lộn cầu vồng; Ném bóng vào rổ; Thả đỉa ba ba; Chim sổ lòng; Mèo và chim sẻ, Chim bay cò bay; Đập bóng theo nhịp; Đập bóng xoay người; Chuyền bóng tại chỗ; Ai đập bóng lâu hơn; Đập bóng kết hợp di chuyển nhẹ....       

- Chơi tự do: Xe lon; Chong chóng, Diều, Bóng, Nước, Cát và đồ chơi có sẵn

Ăn, ngủ

Nhắc nhở trẻ không bỏ rác, phân xúc vật bừa bãi

Chơi HĐ

Theo ý

thích

Xem video về 1 số loại côn trùng

Kể chuyện: Điều ước của sâu bướm

CTC: Bắt bướm

Giải câu đố về 1 số loại                                                                                                 côn trùng.

Đánh giá cuối chủ điểm

Chơi tự do

 

Trả trẻ

- Dọn dẹp đồ chơi .Chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về

 

HIỆU TRƯỞNG                                 TTCM                                GIÁO VIÊN

 

 
Video