02/05/2023 09:32        

Bài tuyên truyền tháng 05/2023

BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 5/ 2023

PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

Bệnh đậu mùa khỉ là nhóm bệnh khá hiếm gặp và nguyên nhân do virus đậu mùa khỉ gây ra, bệnh có cùng họ với bệnh đậu mùa.
1. Mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ
Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh sẽ trải qua thời gian ủ bệnh trong vòng từ 5 đến 21 ngày. Giai đoạn khởi phát của bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khá điển hình như mệt mỏi, đau đầu, sốt, ớn lạnh,... Người bệnh cũng có thể xuất hiện nổi ban ở vùng mặt, lòng bàn tay, bàn chân và đặc biệt ở cơ quan sinh dục. Thêm vào đó, có một số trường hợp mắc bệnh gặp phải biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng phổi, viêm phổi, nhiễm trùng mắt gây mất thị giác và thậm chí có thể gây ra tình trạng tử vong cho người bệnh.
Với trường hợp người bệnh là trẻ em hoặc người có bệnh lý nền hoặc có sức đề kháng yếu thì sẽ thường xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng và nguy cơ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ sẽ cao hơn so với người trưởng thành.
2. Cách phòng ngừa mắc bệnh đậu mùa khỉ
Trong trường hợp có những biểu hiện bất thường nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, thì bạn nên tự cách ly để phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Đồng thời tự liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn trực tiếp trong điều trị và ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu. Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với người bệnh thì cần phải đảm bảo phòng hộ để tránh nhiễm khuẩn chéo. Với những trường hợp cần tiếp xúc trực tiếp để chăm sóc người bệnh thì cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh.
Cần sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc có thể tiếp xúc với các trường hợp mà có dấu hiệu của bệnh.
Virus đậu mùa khỉ có thể bám trên các bề mặt, đồ dùng vì thế, nếu nghi ngờ có người mắc bệnh, chúng ta cần thường xuyên thực hiện vệ sinh sạch sẽ để hạn chế nguy cơ virus còn tồn tại trên bề mặt và có điều kiện tốt để lây nhiễm sang người lành. Khi chúng ta sử dụng chung đồ và có một người bị mắc đậu mùa khỉ thì người thứ 2 có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Không nên tiếp xúc với những loại động vật có nguy cơ nhiễm virus đầu mùa khi chẳng hạn như những động vật bị chết, động vật đang bị bệnh, chó đồng, khỉ, và một số loại động vật gặm nhấm khác hoặc người bệnh có tiền sử mắc bệnh.
Cần thực hiện tốt quy trình vệ sinh tay bằng việc rửa tay bằng xà phòng, cồn, chất khử trùng. Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hoặc sau khi tiếp xúc với đối tượng có nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Thường xuyên có thói quen vệ sinh bàn tay để tránh lây nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm.
Nên lưu ý khi sử dụng các loại động vật có nguồn gốc và đảm bảo an toàn khi chế biến cũng như thức ăn phải được nấu chín. Không nên sử dụng các loại thịt tái có thể tăng cao nguy mắc bệnh.

 
Video