25/08/2023 00:00        

Cải tiến chất lượng giáo dục năm học 2023-2024

    UBND THÀNH PHỐ NHA TRANG  

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN VĨNH THÁI                                   

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 129/KH-MNVT

 

Vĩnh Thái, ngày 25 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Cải tiến chất lượng năm học 2023 - 2024

 

 
 

 

          Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;

          Căn cứ kết quả tự đánh giá chất lượng giáo dục và trường chuẩn quốc gia năm học 2022-2023. Trường mầm non Vĩnh Thái xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng năm học 2023 - 2024 như sau.

          I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

Nhằm phát huy kết quả đạt được và từng bước thực hiện các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng – hiệu quả giáo dục của nhà trường trong thời gian tới.

Thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tiến chất lượng góp phần quan trọng duy trì và nâng chất các tiêu chí, tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia và nâng cấp độ chất lượng của nhà trường trong thời gian tới.

II. MỤC TIÊU

Phấn đấu nâng dần chất lượng giáo dục hàng năm;

Phấn đấu cuối năm học 2023-2024 trường đạt chất lượng giáo dục cấp độ 1.

III. KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

1. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

Thực trạng

Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường có công bố chưa được rộng rãi, hình thức chưa phong phú chỉ mới niêm yết trên bảng tin, nên chưa được sự tham gia góp ý rộng rãi của cha mẹ trẻ và cộng đồng.

Giải pháp cải tiến

Nhà trường triển khai rộng rãi đến CBVCNLĐ, quý phụ huynh các Ban ngành đoàn thể trong các cuộc họp của trường/lớp, địa phương có các giải pháp giám sát thường xuyên việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển;

Tham mưu lãnh đạo các cấp tạo điều kiện để nhà trường hoàn thành kế hoạch, mặt khác chỉ đạo các bộ phận, trưởng các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn khuyến khích các thành viên thực hiện hiệu quả kế hoạch chiến lược.

1.2. Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

Thực trạng

Hội đồng chấm sáng kiến chưa phổ biến rộng rãi những sáng kiến đã được thẩm định và công nhận trong nhà trường để giáo viên học hỏi.

Giải pháp cải tiến

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phổ biến, áp dụng rộng rãi những sáng kiến đã được thẩm định và công nhận, đặc biệt những sáng kiến được cấp trên công nhận nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ vào đầu năm học 2023-2024.

1.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

Thực trạng

Lực lượng Chi đoàn mỏng vì đa số viên chức, lao động đã quá 30 tuổi nên việc đóng góp cho cộng đồng chưa nhiều.

Giải pháp cải tiến

Nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Chi bộ nhằm lãnh đạo nhà trường, Công đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

Thực hiện tốt công tác phối hợp, phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình hành động của Công đoàn và Chi đoàn nhằm giúp nhà trường hoạt động hiệu quả;

Tăng cường các hoạt động của Chi đoàn nhằm đóng góp hiệu quả cho cộng đồng như thực hiện phong trào trường giúp trường, các hoạt động thiện nguyện, tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào, hội thi do các cấp quản lý có thẩm quyền tổ chức.

1.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

Thực trạng

01 phó hiệu trưởng Mới bổ  nhiệm tháng 9 năm 2020 nên kinh nghiệm chưa nhiều. Các tổ chuyên môn thực hiện công tác rà soát, đánh giá, đều chỉnh chưa sát sao.

Giải pháp cải tiến

Nhà trường phát huy vai trò của mình trong công tác quản lý, để các tổ chuyên môn và tổ văn phòng thực hiện đạt hiệu quả, góp phần hoàn thành nhiệm vụ các năm học;

Phó Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện công tác rà soát, đánh giá, điều chỉnh phù hợp, đúng thời gian và đảm bảo chất lượng.

 

1.5.  Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo

Thực trạng

Trường có 03 điểm cách xa khu trung tâm xã, dân cư thưa thớt, điều kiện kinh tế khó khăn, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của trẻ, trên mỗi điểm trường phụ có 01 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ghép.

Giải pháp cải tiến

Nhà trường phối hợp cùng địa phương, các Ban ngành đoàn thể vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi. Mặt khác, phân chia trẻ theo độ tuổi đúng quy định, Tham mưu lãnh đạo địa phương giám sát chặt chẽ các nhóm MNTT để đảm bảo công tác PCGD trẻ em 5 tuổi. Đóng cửa điểm Vĩnh Xuân, đồng thời phát triển điểm Đất Lành.

1.6. Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

Thực trạng

Nhà trường chưa xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương.

Giải pháp cải tiến

Nhà trường phát huy hiệu quả của việc thực hiện quản lý các loại hồ sơ, và các phần mềm, thực hiện đúng nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản, quản lý nhân sự, quản lý bán trú... Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương.

1.7. Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên nhân viên

Thực trạng

Một số giáo viên khi tổ chức các hoạt động cho trẻ chưa linh hoạt, sáng tạo theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Giải pháp cải tiến

Nhà trường ngày càng phát huy tinh thần làm chủ tập thể của các cá nhân, bộ phận, các doàn thể trong nhà trường, phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục năm học sát với chương trình chỉnh lý của Bộ GDĐT. 

1.8. Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

Thực trạng

Một vài giáo viên xác định mạng hoạt động chưa phong phú, sắp xếp các mục tiêu vào các chủ đề chưa phù hợp, nguyên nhân trên 50% giáo viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và phó hiệu trưởng chưa linh hoạt trong quá trình gợi ý và duyệt bảng phân chia mục tiêu của nhóm/lớp.

Giải pháp cải tiến

Phó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên sắp xếp các mục tiêu trọng tâm đảm bảo khoa học và phù hợp chủ đề.

1.9. Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Thực trạng

Một vài nhân viên chưa mạnh dạn nêu ý kiến

Giải pháp cải tiến

Nhà trường phát huy việc thực hiện công tác dân chủ trong nhà trường ngày càng hiệu quả hơn. Đồng thời khuyến khích nhân viên mạnh dạn nêu ý kiến, đề nghị trong cuộc họp hội đồng cuối tháng.

1.10. Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

Thực trạng

Nhà trường có phổ biến và hướng dẫn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên lồng ghép trong các cuộc họp Hội đồng trường nhưng chưa được cụ thể. Lý do chưa có thời gian nhiều để đi sâu hơn.

Giải pháp cải tiến

Nhà trường phát huy những điểm mạnh trong công tác Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học, đồng thời phải tuyên truyền trên lao phát thanh của trường, tổ chức các sinh hoạt, đàm thoại chuyên đề định kỳ tháng/năm/đột xuất.

2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

2.1. Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Thực trạng

Trong công tác chỉ đạo chưa bao quát toàn diện. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng chưa đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt.

Giải pháp cải tiến

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tạo được uy tín trong tập thể giáo viên, nhân viên, tích cực tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức. Xây dựng kế hoạch cá nhân và tự bồi dưỡng về mọi mặt phấn đấu đánh giá chuẩn đạt mức tốt.

Thời gian thực hiện: Năm học 2023 - 2024 và những năm tiếp theo.

2.2. Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

Thực trạng

Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo 88% còn thấp so với quy định vì có 02 là giáo viên hợp đồng trình độ trung cấp.

Giải pháp cải tiến

Cán bộ quản lý có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý lớp học. để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giúp giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tham mưu phòng Giáo dục Đào tạo tổ chức thi tuyển viên chức để đảm bảo tỉ lệ giáo viên biên chế theo quy định. Từ đó, nâng tổng số giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt lên 07 giáo viên trong năm học 2023 – 2024.

2.3. Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

Thực trạng

Nhân viên bảo vệ điểm Thủy Tú chưa được qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ, do thay đổi nhân sự.

Giải pháp cải tiến

Hiệu trưởng có kế hoạch tạo điều kiện để nhân viên bảo vệ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại trung tâm dạy nghề cấp xã, kinh phí 2.000.000đ lấy từ nguồn ngân sách của nhà trường, thời gian thực hiện trong năm 2024 (vì còn phụ thuộc vào thời gian của trung tâm), nhằm đáp ứng cho nhu cầu vị trí việc làm của nhà trường.

3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

3.1. Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn

Thực trạng

Trường có nhiều điểm phụ nên thiết bị và đồ chơi ngoài trời chỉ có 1 số loại chưa đủ theo Danh mục thiết bị đồ chơi ngoài trời do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mà chủ yếu do trường tự làm để thay thế.

Giải pháp cải tiến

Nhà trường rà soát, phân bổ kinh phí, có kế hoạch tu bổ, sửa chữa, tôn tạo khuôn viên, cổng, tường rào, bảo quản giữ gìn trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, loại bỏ các vật hư hỏng gây mất an toàn cho trẻ vào năm học 2023 – 2024.

3.2. Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập

Thực trạng

Nhà trường chưa có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, 03 điểm Thủy Tú, Thái Thông chưa có phòng chức năng.

Giải pháp cải tiến

Hiệu trưởng tham mưu lãnh đạo Phòng GDĐT cấp kinh phí, xây dựng kế hoạch, cân đối ngân sách bổ sung phòng tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ và các phòng chức năng vào năm học 2023-2024.

3.3. Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị

Thực trạng

Phòng nhân viên diện tích 7.8 m2 chưa đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.

Giải pháp cải tiến

Nhà trường thường xuyên tu bổ, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, phương tiện làm việc. Hiệu trưởng cân đối kinh phí từ các nguồn, có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp phòng dành cho nhân viên vào năm học 2023-2024.

3.4. Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn

Thực trạng

Điểm Thủy Tú và  Thái Thông chưa có hệ thống báo cháy.

Giải pháp cải tiến

Hiệu trưởng tích cực tham mưu các cấp cân đối kinh phí từ các nguồn, có kế hoạch bổ sung trang bị hệ thống báo cháy ở các điểm phụ vào năm học 2023-2024.

3.5. Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

Thực trạng

Nhà trường chỉ mới trang bị được 90% các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015. Ban hành danh mục đồ dùng- đồ chơi- thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, số còn lại do giáo viên tự làm nên mau hỏng, không có độ bền.

Giải pháp cải tiến

Nhà trường tăng cường công tác bảo quản các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tổ chức Hội thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo, vận động phụ huynh hỗ trợ...

Hiệu trưởng có kế hoạch mua sắm bổ sung các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 Ban hành danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non vào năm học 2023 -2024.

3.6. Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

Thực trạng

Hệ thống bi mạch nước ngầm ở điểm Vĩnh Xuân còn cao so với mặt sàn, nên mùa mưa nước đọng làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động ngoài trời của trẻ.

Giải pháp cải tiến

Hiệu trưởng có kế hoạch mua sắm, sửa chữa những dụng cụ chứa rác, đồng thời tham mưu với cấp trên xin nâng nền điểm Vĩnh Xuân để sân không bị ngập úng nước vào mùa mưa và khi giội rửa vào năm học 2022-2023.

4. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

4.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ

Thực trạng

Hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cha mẹ trẻ chưa phong phú.

Giải pháp cải tiến

Ban đại diện cha mẹ học sinh tiếp tục tổ chức hoạt động và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo kế hoạch. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ thêm nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Hiệu trưởng cần đa dạng hóa  hình thức tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Đồng thời giúp phụ huynh hiểu hơn về các chủ trương, chính sách về giáo dục để cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ vào năm học 2023-2024.

4.2. Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

Thực trạng

Công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân khác như Hội nông dân xã, doanh nghiệp cá nhân trên địa bàn của nhà trường chưa thường xuyên.

Giải pháp cải tiến

Trong năm học 2023-2024 và những năm tiếp theo Nhà trường tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn, cá nhân cha mẹ học sinh theo đúng quy định, tạo điều kiện cho nhà trường từng bước thực hiện kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.

5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

5.1. Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

Thực trạng

Nhà trường chưa vận dụng được nội dung chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới do còn hạn chế về năng lực ngoại ngữ, các chương trình này được đưa lên các trang mạng bằng các đoạn phim, hình ảnh hướng dẫn, không có phổ biến bằng file Word, PDF, nếu có văn bản chỉ cho xem, không cho thực hiện lệnh copy...

Giải pháp cải tiến

Duy trì thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020. Định kỳ tổ chức dự giờ, bồi dưỡng chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, từ  đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường

Tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương.

5.2. Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Thực trạng

Diện tích sân chơi tại các điểm trường còn hẹp (điểm Vĩnh Xuân) chưa đảm bảo theo quy định nên khi xây dựng môi trường ngoài lớp chưa theo mong muốn của nhà trường.

Giải pháp cải tiến

Duy trì thực hiện dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch giáo dục ngày có lồng ghép hoạt động thực hành trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu hứng thú và điều kiện thực tế của nhà trường. Có kế hoạch tham mưu các cấp mở rộng diện tích của nhà trường đồng thời trước mắt qui hoạch sắp xếp các góc chơi trong lớp, khu vực chơi ngoài trời hợp lý, nhằm kích thích sự hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ được chơi và trải nghiệm.

5.3. Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

Thực trạng

Trẻ bị thừa cân – béo phì chiếm tỷ lệ cao (9%)

Giải pháp cải tiến

Tiếp tục phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ, có tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, đảm bảo cân đối,đáp ứng nhu câù dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định. 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định, 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp.

Có kế hoạch bổ sung trang bị đồ dùng đồ chơi nhằm tăng cường cho trẻ vận động tại các sân chơi. Điều chỉnh thực đơn khẩu phần dinh dưỡng dành cho trẻ dư cân – béo phì. Tuyên truyền đến cha mẹ trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về chăm sóc trẻ dư cân – béo phì qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức các lớp nhảy arobic để giảm tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì.

5.4. Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục

Thực trạng

Nhà trường chưa vận động được các mạnh thường quân giúp đỡ động viên trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Giải pháp cải tiến

Từ năm học 2023 - 2024 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tỷ lệ chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi. Tỷ lệ trẻ 5-6 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt100%. Hiệu trưởng có kế hoạch huy động mạnh thường quân hoặc thông qua hoạt động gây quỹ để có thêm nguồn kinh phí động viên gia đình trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

 IV. T CHC THC HIN

Cán bộ quản lý tiếp tục tuyên truyền, quan triệt sâu rộng trong CBVCNLĐ, học sinh và Phụ huynh học sinh; đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể từng tháng/học kỳ/năm học có đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm việc thực hiện.

Tổ chuyên môn, tổ văn phòng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo để đạt kết quả cao nhất.

Đối với từng CBVCNLĐ xác định việc đổi mới, cải tiến các hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của mình.

Trên đây là kế hoạch Cải tiến, nâng cao chất lượng năm học 2023 - 2024 của trường mầm non Vĩnh Thái. Đề nghị tất cả CBVCNLĐ của nhà trường nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn hoặc vướng mắc cần phản ánh về CBQL đề cùng phối hợp giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:                                                                         

- PHT, tổ trưởng chuyên môn;

- Lưu: HS, VT.

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Trương Thị Thu Thủy

 

 

 
Video