PHÒNG GDĐT NHA TRANG
TRƯỜNG MN VĨNH THÁI
Số: 16/KH-MNVT
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Thái, ngày 25 tháng 02 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
Phòng, chống dịch Covid 19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid 19 trong điều kiện bình thường mới
Thực hiện công văn số 796/ BYT-MT ngày 21/02/202 của Bộ Y Tế về việc hướng dẫn công tác phòng, chống dịch Covid 19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp.
Trường mầm non Vĩnh Thái xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid -19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19 trong điều kiện bình thường mới như sau:
A. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh.
- Chủ động ứng phó có hiệu quả nhất góp phần bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe VCLĐ, trẻ trong cơ sở giáo dục, hạn chế tối đa tỷ lệ mắc bệnh do dịch bệnh Covid 19 và tử vong.
- Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện mục tiêu kép hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động bình thường của đơn vị.
2. Mục tiêu cụ thể
- Toàn thể VCLĐ nhà trường quán triệt, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của của tỉnh, thành phố, xã và ngành GD về công tác phòng, chống dịch, phải coi việc phòng, chống dịch như “chống giặc”.
- Xây dựng các tình huống, phương án phòng chống dịch và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, nguồn lực và tổ chức diễn tập phòng, chống COVID-19.
-
- Phát hiện sớm trường hợp có biểu hiện mắc bệnh báo cáo với các cấp để có biện pháp xử lý kịp thời không để dịch lây lan.
B. XÁC ĐỊNH NGUY CƠ LÂY NHIỄM COVID-19
1. Các khu vực, phòng/ban có tập trung đông người tại đơn vị như: cổng ra vào trường, phòng làm việc, khu vực để xe… theo thứ tự ưu tiên:
- Vị trí 1: Cổng ra vào
- Vị trí 2: Văn phòng BGH
- Vị trí 3: Lớp học
- Vị trí 4: Nhà để xe, vệ sinh của CBGVNV
- Vị trí 5: Bếp ăn bán trú
2. Các vị trí thường xuyên tiếp xúc cần tăng cường vệ sinh khử khuẩn tại đơn vị (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, máy tính, mặt bàn làm việc…).
- Tay vịn cầu thang: 02, Số lượng vị trí: điểm trường chính Thủy Tú, và điểm phụ Đất Lành.
- Tay nắm cửa: 10 lớp, Số lượng vị trí: tại 04 điểm trường
3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ của đơn vị (cung cấp suất ăn, lương thực, thực phẩm, dịch vụ bảo vệ, vận chuyển, đưa đón chuyên gia, NLĐ, ngân hàng, điện lực, thu gom và xử lý rác thải, hậu cần, sửa chữa, bảo dưỡng cấp thoát nước…).
- Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì thiết bị trong trường: 02. Số lượng người được xét nghiệm hàng tuần: 02
- Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển thực phẩm sống, rau củ quả, sữa…: 01 người/01 đơn vị cung cấp . Số lượng người được xét nghiệm hàng tuần: 01 người/01 đơn vị cung cấp
4. Mức độ nguy cơ dịch COVID-19 tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở.
- Trường Mầm non Vĩnh Thái thuộc vùng bình thường mới.
C. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI ĐƠN VỊ
1. Phương án phòng, chống dịch trong điều kiện bình thường mới
1.1 Công tác chuẩn bị của nhà trường trong phục vụ phòng chống dịch
- Ban chỉ đạo công tác y tế học đường xây dựng kịch bản và các phương án ứng phó phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Tổ chức tổng vệ sinh các điểm trường, khử khuẩn trường học.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất trang thiết bị trong công tác phòng dịch:
+ Phòng cách ly y tế tạm thời: Bố trí 01 phòng tạm thời khu vực nhà kho phía sau khu vực để xe tại điểm chính Thủy Tú làm phòng cách ly, và bố trí 1 điểm trường phụ khu vực Đất Lành làm khu cách ly tập trung, có các thiết bị như ghế ngồi, máy quạt, cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng.
+ Tại 04 điểm trường thiết lập và bố trí mã QR kiểm soát dịch tại cổng ra vào, lớp học, ban phòng làm việc.
+ Điểm sử dụng dung dịch sát khuẩn: trước cổng trường của 04 điểm trường.
+ Điểm rửa tay với xà phòng: 04 điểm gồm 10 lớp học, 13 vòi rửa tay của 04 điểm trường.
+ Trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch: đồ bảo hộ, dung dịch sát khuẩn, máy đo thân nhiệt, khẩu trang, thùng đựng chất thải, tài liệu/phương tiện truyền thông: thường xuyên cập nhật nội dung của BCĐ và chuyển tải lên mạng xã hội zalo để CBGVNV cập nhật.
+ Chuẩn bị đầy đủ xà phòng ở các bồn rửa tay tại các khu vực trong khuôn viên trường, tại các lớp, khu vệ sinh của CBGVNV trong trường với số lượng 1 xà phòng/1 vòi rửa nước.
+ Thùng đựng rác chất thải có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện, thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên khi tham gia công tác tại đơn vị:
- Thực hiện tầm soát 3 tuần/ lần, quét mã QR khi đến trường.
+ Thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế).
+ Ký cam kết thực hiện phòng chống dịch COVID-19 với Thủ trưởng cơ quan (theo mẫu quy định).
+ Chủ động báo cáo BGH khi đi/đến từ khu vực có dịch hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người có nguy cơ cao trong vòng 14 ngày. Trường hợp có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... báo cáo BGH đề xuất không đến cơ quan, phải khai báo với cơ quan y tế và đi khám bệnh và chỉ đi làm khi hết các triệu chứng.
+ Nếu trường hợp tiếp cận với nguồn lây nhiễm nhưng không tự giác khai báo, che dấu sự việc gây lây nhiễm bệnh trong cơ quan sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định hiện hành.
- Phụ huynh, trẻ, khách đến liên hệ công tác, đại diện người vận chuyển hàng hóa nhu yếu phẩm thực phẩm ra vào trường:
+ Thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế)
+ Yêu cầu phụ huynh/khách trình thẻ xanh COVID-19 hoặc giấy xác nhận tiêm 2 mũi vacxin phòng chống COVID-19, đồng thời thực hiện quét mã QR, đo thân nhiệt và sát khuẩn tay trước khi vào trường.
+ Thực hiện việc đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc.
+ Giữ khoảng cách tiếp xúc khoảng 2m.
- Tăng cường tuyên truyền bằng tranh ảnh, băng ron, áp phích tuyên truyền dịch COVID-19 trước cổng trường, trong khuôn viên trường học.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp đặc biệt là hướng dẫn của ngành y tế về việc phòng, chống dịch trên địa bàn.
1.2 Công tác tổ chức dạy học và bán trú
- Bố trí VCLĐ, nhân viên y tế đón trẻ tại cổng trường. Phụ huynh trẻ không được vào trong trường. GV hạn chế hoặc không cho người không có nhiệm vụ vào trường. Bố trí giờ vào lớp, tan học xen kẽ giữa các lớp. Hướng dẫn cho cha mẹ trẻ biết thời gian đón con mình, phụ huynh đón trẻ đi vào cửa chính và đi ra bằng cửa phụ theo quy trình 1 chiều, tránh tập trung đông người và ùn tắc trước cổng chính, còn tại các điểm phụ phụ huynh đón trẻ ngoài cổng không trực tiếp vào lớp và đảm bảo nguyên tắc 5K.
- Cán bộ quản lý giám sát việc thực hiện của nhân viên bảo vệ, giáo viên chủ nhiệm, trẻ, cha mẹ trẻ và thường xuyên nhắc nhở khi phát hiện sai phạm.
- Không tổ chức các hoạt động tập thể tập trung đông người;
- Mỗi ngày một lần, sau giờ học, nhà trường tổ chức lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà, bàn ghế, đồ chơi, đồ dùng trong và ngoài trời;
- Mỗi ngày hai lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày, nhà trường tổ chức lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can. Nhà trường tổ chức dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh;
- Hạn chế sử dụng các đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được;
- Thùng đựng rác chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày. Bố trí đầy đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học;
- Phân công, chỉ đạo nhân viên y tế trường học thường trực 24/24, phòng, chống dịch trong suốt thời gian trẻ có mặt ở trường và thực hiện đúng các hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định;
- Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch, kiểm tra hằng ngày, bổ sung kịp thời trang thiết bị y tế theo quy định tại phòng y tế nhà trường;
- Nhân viên y tế trường học liên hệ thường xuyên với trạm y tế xã theo quy định để được hướng dẫn và hỗ trợ;
- Đối với bếp ăn bán trú cần thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đảm bảo vệ sinh: trần, tường, sàn nhà, bàn, ghế, đèn, quạt ... sạch sẽ; tuyệt đối không có các vật trung gian gây bệnh (ruồi, nhặng, gián, chuột, gia cầm, gia súc...) ở khu vực ăn uống.
- Tăng cường vệ sinh giường, chiếu, mền và phòng ngủ, mở cửa thông thoáng để phòng học, phòng sinh hoạt chung được tiếp xúc với ánh nắng, gió trời; đảm bảo tuân thủ việc ăn chín, uống chín, ngủ màn...
- Không được dùng chung vật dụng uống nước (mỗi trẻ cần có ca riêng), mỗi trẻ phải có và sử dụng khăn lau mặt riêng. Đảm bảo mỗi trẻ ăn đúng khẩu phần của mình bằng dụng cụ riêng biệt (muỗng, tô, khay, bàn ăn, bàn học 2 trẻ/bàn...). Nhắc nhở trẻ không được chia sẻ thức ăn cho nhau, không nô đùa trong khi ăn, thực hiện vệ sinh hô hấp đúng quy định (khi ho, hắt hơi...), không vứt thức ăn thừa bừa bãi lên bàn khi ăn ...
- Nhằm nâng cao thể lực cho trẻ: đảm bảo trẻ ăn đủ lượng, đủ chất, khuyến khích trẻ ăn hết suất, tăng cường cho trẻ vận động, uống thêm sữa hàng ngày.
- Cập nhật thêm các số điện thoại đường dây nóng thường trực của cơ quan y tế gần nhất cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh để phối hợp thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ chỉ ở quy mô lớp học. Trẻ học tập chủ yếu trong lớp, không tổ chức các hoạt động tập trung toàn trường ngoài trời, ngoại khóa... Chỉ tập trung dạy theo từng lớp, các lớp đăng ký với Ban giám hiệu khung thời gian tham gia học tập ngoài trời trước khi cho trẻ ra sân, tránh trùng lịch hoạt động ngoài trời giữa các lớp để phòng tránh tiếp xúc lây nhiễm chéo lẫn nhau;
- Trong trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc khi có trường hợp F0, F1, CBGVNV xử lý theo hướng dẫn tại phụ lục công văn số 796/BYT-MT ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế.
a) Qui trình xử trí khi phát hiện trường hợp F0 trong cơ sở giáo dục
- Bước 1: Khi có trường hợp F0, báo ngay Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường. Nhân viên y tế trường học hoặc Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường chuyển ngay trường hợp F0 xuống phòng cách ly tạm thời của trường học theo lối đi riêng đã được phân luồng.
- Bước 2: Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường thông báo đồng thời ngay cho trạm y tế cấp xã đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để ngay lập tức đến xử lý cùng.
- Bước 3: Đối với lớp học có học sinh F0:
+ Giáo viên chủ nhiệm cho trẻ ngồi yên tại chỗ. Nhân viên y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế (việc xác định trường hợp là F1 thực hiện theo Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19).
+ Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay cho toàn bộ trẻ của lớp đó, nếu trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2 thì được xác định là F0 và xử lý theo qui định.
+ Nếu không phải là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính: cho những trẻ này đi học trở lại bình thường.
+ Nếu là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính (thực hiện theo Công văn số 762/BYT-DP ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần):
- Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 05 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 5 đối với những trẻ là F1 và đã tiêm đủ ít nhất 02 liều vắc xin phòng COVID-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC- Covid) theo qui định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19), các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh trẻ tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong 05 ngày tiếp theo và hướng dẫn trẻ thực hiện Thông điệp 5K.
- Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 7 đối với những trẻ là F1 và chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19, các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh trẻ tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong 03 ngày tiếp theo và hướng dẫn trẻ thực hiện Thông điệp 5K.
- Trong quá trình cách ly, theo dõi sức khỏe, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác, … hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, Nhà trường để theo dõi và xử trí theo qui định.
- Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: Nếu trong lớp học có 01 ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (F0) thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7. Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong 03 ngày tiếp theo, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác,…hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì phụ huynh/giáo viên chủ nhiệm thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường để theo dõi và xử trí theo qui định.
Bước 4:
- Đối với lớp có trẻ F0: Sau khi xác định đối tượng là F1, cho trẻ không phải là F1 di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.
- Đối với trẻ các lớp học khác:
+ Nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với F0 thì cho đi học bình thường.
+ Nếu xác định có trẻ tiếp xúc gần (F1) với trường hợp F0 thì tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh với trường hợp là F1 đó và xử lý F1 như bước 3.
* Lưu ý: Trường hợp phát hiện trẻ là F0 đang ở tại nhà, phụ huynh cho trẻ nghỉ học, báo ngay với nhà trường và trạm y tế cấp xã. Nhà trường, Trạm Y tế cấp xã tiến hành truy vết các trường hợp trẻ là F1 liên quan và xử lý các trường hợp F1 như trên.
b) Yêu cầu cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các trẻ phải xét nghiệm trước khi trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, khó thở, … hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác) hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0.
c) Việc tổ chức học bán trú của trẻ
- Nếu tổ chức cho trẻ học bán trú, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các trẻ trong cùng lớp và giữa các lớp.
- Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; trẻ lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó, không chung với các lớp khác.
- Trẻ ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn.
- Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho trẻ ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường).
- Bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
2. Phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp nghi mắc, F0, F1
Khi có VCLĐ hoặc trẻ nghi ngờ mắc bệnh, hoặc có tiếp xúc với người có liên quan đến dịch tễ, đi qua, hoặc từ vùng dịch trở về, trách nhiệm của đơn vị thực hiện như sau:
2.1. Công tác ứng phó khi có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh xảy ra
a) Bước rà soát tình hình tại trường học
- 100% nhà trường kiểm soát tốt khâu cam kết giữa phụ huynh học sinh với nhà trường trong việc khai báo y tế về các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đối với trẻ như bị ốm, sốt, ho hoặc liên quan đến người thân đi từ vùng dịch trở về. Đồng thời VCLĐ trong nhà trường cũng phải viết bản cam kết với BCĐ phòng chống dịch bệnh của nhà trường (ký bản cam kết theo danh mục).
- 03 cam kết quan trọng phụ huynh phải thực hiện để hỗ trợ nhà trường kiểm soát dịch bệnh hàng ngày:
+ Thứ nhất: Đo nhiệt độ cho trẻ trước khi đến lớp (nếu sốt từ 37,5 độ trở lên thì cho trẻ nghỉ học, đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế gần nhất).
+ Thứ hai: Khi có biểu hiện sốt ho, khó thở cho trẻ nghỉ học và đưa đi khám kịp thời.
+ Thứ ba: Thông báo tình hình của trẻ khi có biểu hiện mắc bệnh cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
b) Phương án xử lý khi có VCLĐ và trẻ
- Sốt, ho, khó thở, sốt, ho, khó thở từ 01 đến 03 người/ trường học
Đưa người bệnh đến phòng y tế. Nhân viên y tế tiếp nhận bệnh nhân và thực hiện các bước sau:
+ Khám lâm sàng, khai thác người bệnh về tình hình sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh, các yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch COVID-19;
+ Đo thân nhiệt;
+ Thông báo cho Hiệu trưởng và BCĐ phòng dịch của nhà trường;
+ Liên hệ ngay với phụ huynh trẻ để thông báo tình trạng sức khỏe của trẻ, trao đổi về tiền sử bệnh lý, phối hợp đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.
+ Liên hệ với trạm y tế xã Vĩnh Thái, UBND xã Vĩnh Thái để thông báo các ca nghi nhiễm đồng thời chuyển các bệnh nhân đến khám.
+ Tiến hành vệ sinh phòng y tế, trang thiết bị y tế trường học theo quy định của Bộ Y tế.
+ Ban phòng dịch của nhà trường tổng hợp danh sách những người tiếp xúc gần với người bệnh để cung cấp cho cơ quan y tế thực hiện các biện pháp cách ly theo quy định (với điều kiện kết quả xét nghiệm bệnh nhân vừa rồi dương tính với COVID-19).
+ Trong điều kiện xét nghiệm có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì Hiệu trưởng thông báo tình hình cho Trưởng phòng GDĐT (khi được cơ quan y tế xác minh người bệnh có biểu hiện).
- Sốt ho, khó thở từ 05 người trở lên/ trường học
Nhân viên y tế và Ban phòng chống dịch tiến hành các bước sau:
+ Đo thân nhiệt.
+ Nhân viên y tế nhà trường khám lâm sàng, khai thác thông tin của từng người bệnh về tình hình sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh, các yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19.
+ Nếu nghi ngờ người bệnh nhiễm COVID-19, đưa người bệnh đến khu vực cách ly trong phòng y tế.
+ Liên hệ ngay với phụ huynh trẻ để thông báo tình trạng sức khỏe của học sinh và phối hợp đưa học sinh đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.
+ Liên hệ với trạm y tế xã Vĩnh Thái, UBND xã Vĩnh Thái để thông báo các ca nghi nhiễm đồng thời chuyển các bệnh nhân đến khám.
+ Tiến hành khử khuẩn phòng y tế, trang thiết bị y tế trường học theo quy định của Bộ Y tế.
- Ban phòng dịch của nhà trường tổng hợp danh sách những người tiếp xúc gần với người bệnh để cung cấp cho cơ quan y tế thực hiện các biện pháp cách ly theo quy định (với điều kiện kết quả xét nghiệm bệnh nhân vừa rồi dương tính với COVID-19).
- Phối hợp xử lý môi trường, khử trùng và thực hiện các hoạt động cần thiết khác theo quy định của ngành y tế.
3. Kế hoạch tổ chức diễn tập các phương án phòng chống dịch
3.1 Tình huống 1
- Bà: Nguyễn Thị A, là nhân viên công tác tại đơn vị trường mầm non Vĩnh Thái, nơi cư trú: Số nhà 01, thôn Trung, Vĩnh Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa
- Sáng ngày 20/02/2022, bà Nguyễn Thị A đến trường làm việc và tham gia test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 theo kế hoạch của nhà trường và có kết quả dương tính với kit test nhanh.
Xử lý tình huống
a) Bước 1: Kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch.
- Ngay sau khi Bà Nguyễn Thị A nhận được kết quả dương tính với kit test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, bà Nguyễn Thị A có nhiệm vụ khai báo dịch tể cho cơ quan y tế và báo cáo cho Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 tại đơn vị công tác.
- Xác định trường hợp của bà Nguyễn Thị A là trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19, Trưởng Ban Chỉ đạo ra lệnh kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch tại trường.
b) Bước 2: Thông báo và phối hợp với cơ quan y tế địa phương để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
- Phó ban chỉ đạo thông báo trên nhóm Zalo trường về trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19; Chỉ đạo các tổ liên quan phối hợp với Ban chỉ đạo xã triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
c) Bước 3: Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định khoanh vùng tạm thời nơi bà Nguyễn Thị A đã làm việc.
- Trưởng ban quyết định tạm dừng hoạt động của bà Nguyễn Thị A, ngày 20/02/2022 và phong toả tạm thời toàn bộ phòng làm việc của bà Nguyễn Thị A để truy vết, lấy mẫu.
d) Bước 4: Thông báo cho bà Nguyễn Thị A và yêu cầu không tự ý di chuyển, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác, đeo khẩu trang và chờ được hướng dẫn.
e) Bước 5: Phân luồng lối đi, hướng dẫn bà Nguyễn Thị A di chuyển đến phòng cách ly tạm thời.
- Nhân viên y tế và giáo viên được phân công nhiệm vụ hướng dẫn bà Nguyễn Thị A di chuyển đến phòng cách ly tạm thời theo quy định, cho bà Nguyễn Thị A khai báo dịch tễ, lịch trình di chuyển.
- Liên hệ ngay với trạm y tế xã Vĩnh Thạnh để được tư vấn, xét nghiệm SARS-CoV-2.
f) Bước 6: Tổ chức khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ khu vực có liên quan đến trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19.
- Trưởng ban yêu cầu các Tổ An toàn Covid quán triệt nhân viên, người lao động giữ ổn định tư tưởng, đảm bảo 5K, nghiêm túc khai báo y tế.
- Cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.
i) Bước 7: Thông báo cho toàn thể nhân viên, người lao động đang có mặt tại đơn vị không tự ý di chuyển, nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K.
- Trưởng Ban chỉ đạo đơn vị thông báo cho toàn thể nhân viên, người lao động không tự ý di chuyển, nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K, chờ lệnh của Ban Chỉ đạo.
- Tổ An toàn Covid đơn vị tổ chức tuyên truyền, giải thích cho nhân viên, người lao động hiểu và không hoang mang, nghiêm túc khai báo y tế để công tác truy vết được thực hiện nhanh chóng, chính xác.
j) Bước 8: Thực hiện vệ sinh khử khuẩn. F1 theo dõi tình hình sức khỏe tại nhà sau 5 ngày và thực hiện test lại sau ngày thứ 5.
- Các Tổ an toàn Covid phối hợp với Y tế xã Vĩnh Thái tiến hành khử khuẩn toàn bộ đơn vị, đặc biệt khu vực có liên quan đến trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19.
- F1 theo dõi tình hình sức khỏe tại nhà sau 5 ngày và thực hiện test lại sau ngày thứ 5.
3.1 Tình huống 2
- Cháu Nguyễn Thị A, là học sinh lớp MG 5-6 tuổi tại trường mầm non Vĩnh Thái, nơi cư trú: Khu tái định cư Thủy Tú, TP. NT. Từ ngày 22/02/2022 đến 25/02/2022 cháu Nguyễn Thị A có lịch trình di chuyển giữa nhà và trường học, tại trường cháu Nguyễn Thị A sinh hoạt, học tập cùng với 10 trẻ khác và 02 giáo viên trong lớp X là Nguyễn Thị B và Kiều Thị C.
- Sáng ngày 25/02/2022, cháu Nguyễn Thị A đến trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở và được đưa vào phòng cách ly tạm thời của trường để chăm sóc, theo dõi.
- Nhân viên y tế báo cáo và tham mưu với Trưởng Ban chỉ đạo đơn vị về trường hợp trên và mời nhân viên Trạm y tế xã X đến lấy mẫu và xác định trường hợp cháu Nguyễn Thị A có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 ( test nhanh kháng nguyên)
Xử lý tình huống
a) Bước 1: Kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch.
- Ngay sau khi cháu Nguyễn Thị A nhận được thông tin nhiễm Covid -19, 02 giáo viên trong lớp X là Nguyễn Thị B và Kiều Thị C hoặc nhân viên y tế tại trường có nhiệm vụ báo cáo cho Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 tại đơn vị công tác.
- Trưởng Ban Chỉ đạo ra lệnh kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch tại trường.
b) Bước 2: Thông báo và phối hợp với cơ quan y tế địa phương để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
- Phó ban chỉ đạo thông báo trên nhóm Zalo trường về trường hợp F0; Chỉ đạo các tổ liên quan phối hợp với Ban chỉ đạo xã triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
- Giáo viên tại lớp X thông báo cho phụ huynh của trẻ để nắm rõ tình hình đối với trẻ hiện tại và yêu cầu phụ huynh phối hợp với cơ quan chức năng điều tra dịch tể và tiến hành truy vết các F theo quy định
c) Bước 3: Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định tạm dừng hoạt động lớp MG 5-6 tuổi.
- Trưởng ban quyết định tạm dừng hoạt động lớp MG 5-6 tuổi để theo dõi tình trạng sức khỏe F1 của 2 GV và trẻ.
d) Bước 4: Thông báo cho F0 và yêu cầu ở yên tại chỗ, không tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang và chờ được hướng dẫn.
e) Bước 5: Phân luồng lối đi, hướng dẫn F0 di chuyển đến phòng cách ly tạm thời.
- Nhân viên y tế và giáo viên được phân công nhiệm vụ hướng dẫn F0 về phòng cách ly tạm thời theo quy định, cho F0 khai báo dịch tễ, lịch trình di chuyển, sau đó chờ xe cứu thương đến đưa đi điều trị cách ly (người lao động tiếp xúc mặc trang phục bảo hộ phòng chống dịch và mang theo 01 bộ cho F0 mặc). Yêu cầu nghiêm túc thực hiện 5K.
f) Bước 6: Tổ chức khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ khu vực có liên quan đến F0.
- Trưởng Ban chỉ đạo đơn vị triệu tập cuộc họp khẩn cấp, chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, phối hợp công tác truy vết; giao cho Phó ban chỉ huy và phân công nhiệm vụ cụ thể các Tổ an toàn covid, phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 xã thực hiện khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm, cách ly, khử khuẩn.
- Đồng chí Trưởng ban yêu cầu các Tổ An toàn Covid quán triệt nhân viên, người lao động giữ ổn định tư tưởng, đảm bảo 5K, nghiêm túc khai báo y tế.
i) Bước 7: Thông báo cho GVCN lớp MG 5-6 tuổi, trẻ tiếp xúc gần với F0 không tự ý di chuyển, nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K.
- Trưởng Ban thông báo cho GVCN lớp MG 5-6 tuổi đang có mặt tại trường học không tự ý di chuyển; 10 trẻ tiếp xúc gần với bạn Nguyễn Thị A nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K; không để xảy ra hoang mang, lo lắng với toàn thể CBGVNV, trẻ chờ lệnh của Ban Chỉ đạo.
- Điều tra truy vết: phân công Phó ban chỉ đạo đơn vị phối hợp với các Tổ an toàn Covid khác và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch xã Vĩnh Thái khẩn trương truy vết, phân loại tất cả các trường hợp tiếp xúc, lập danh sách đối tượng F1 (nếu có).
j) Bước 8: Bố trí riêng khu vực cho F1 để chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế.
+ Nếu không phải là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính: cho những trẻ này đi học trở lại bình thường.
+ Nếu là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính (thực hiện theo Công văn số 762/BYT-DP ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần)
g) Bước 9: Thực hiện vệ sinh khử khuẩn.
- Các Tổ an toàn Covid phối hợp với Y tế xã Vĩnh Thái tiến hành khử khuẩn toàn bộ đơn vị, đặc biệt khu vực có liên quan đến F0.
- Sau khi phân loại và thực hiện cách ly các F theo quy định của cơ quan y tế, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cơ sở thông báo cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường tiến hành tổ chức bình thường các hoạt động bán trú trong cơ sở trường học.
D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và các phương án phòng chống dịch COVID-19 khi có trường hợp mắc tại đơn vị và tổ chức diễn tập.
- 100% VCLĐ trong nhà trường ký cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng phòng, chống dịch COVID-19 và kiểm tra việc thực hiện.
- Ban phòng chống Covid -19 tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch tại đơn vị.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế của địa phương trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Trên đây là nội dung kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19 tại trường mầm non Vĩnh Thái./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Y tế
- Các tổ An toàn Covid cơ sở, VT.
Trương Thị Thu Thủy