31/03/2024 21:44        

MỤC TIÊU KẾ HOẠCH TUẦN MẦM NON

CHỦ ĐIỂM: TRƯỜNG MẦM NON + TẾT TRUNG THU (3 TUẦN)

Thời gian thực hiện ( từ ngày: 11/9 đến ngày 29/09/2023)

  Giáo viên : Trần Thị Thu Trang - Lớp: 4-5 Tuổi A

 

MỤC TIÊU

MẠNG NỘI DUNG

MẠNG  HOẠT ĐỘNG

I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT MT(1, 2, 28, 29, 36, 42)

1.Phát triển vận động

Mục tiêu 1: Trẻ thực hiện được, đầy đủ, đúng nhịp nhàng các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh.

 

Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

- Hô hấp: Hít vào thở ra.

- Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước,

- Bụng:  Cúi về phía trước, ngửa người ra sau; 

- Chân: Đứng một chân đưa lên trước khụy gối;

- Bật tại chỗ

* Thể dục sáng

- Thực hiện các động tác  2lx 4 nhịp theo nhạc của trường Tập với  hoa thể dục

- Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi.   

 * Chơi hoạt động theo ý thích

HD các động tác TDS                             

 

- Mục tiêu 2: Trẻ biết giữ thăng bằng trong vận động đi.

- Đi bước lùi liên tiếp 3m,  đi nối gót..

* Hoạt động học

- Đi bước lùi liên tiếp 3m, đi nối gót * Trò chơi vận động

- Ai ném xa nhất.

* Chơi hoạt động theo ý thích

- TC:“ Thi xem tổ nào nhanh”

- Mục tiêu 28: Trẻ tích cực tham gia vào các trò vận động, trò chơi dân gian

- Chơi các trò chơi vận động.

 

* Chơi ngoài trời

* Trò chơi vận động: Đi như gấu bò như chuột, Đi bước liên tục trên ghế thể dục, đi trên dây, Thi đi nhanh, Đi qua cầu, Ai bước dài, Thi xem tổ nào nhanh 

- Chơi các trò chơi dân gian

* Trò chơi dân gian

- Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vồng, Tập tầm vông, Kéo cưa lừa xẻ, dung dăng dung dẻ, bịt mắt bắt dê, kéo co …

- Mục tiêu 29: Trẻ biết thực hiện các vận động của cổ tay và ngón tay.

- Cuộn, xoay tròn cổ tay.

- Gập mở các ngón tay. 

* Mọi lúc mọi nơi

- Tập trẻ cuộn, xoay tròn cổ tay. Gập mở các ngón tay. 

 

2. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

 - Mục tiêu 36: Trẻ nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn

- Rau có thể luộc, nấu canh, xào, ăn sống

 

 

 

 

* Chơi ngoài trời

- Quan sát bảng thực đơn, các tranh ảnh ở nhà bếp

 

- Chế biến một số món ăn đơn giản

* Chơi Hoạt động theo ý thích

- BTLNT: Pha sữa đậu nành

- Mục tiêu 42: Trẻ nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở.

- Không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo

 

* Mọi lúc mọi nơi

- Trò chuyện với trẻ không nên đi ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo

II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC MT (44, 46, 56, 58, 60, 61)

1. Khám phá XH:

- Mục tiêu 44: Trẻ thích tìm hiểu và quan tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Làm thí nghiệm.

* Chơi ngoài trời:

- Làm thí nghiệm: Làm nổi vật đang chìm

- Mục tiêu 46: Trẻ biết đặc điểm, công dụng, phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1 hay 2 dấu hiệu.

 

- Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu.

* Hoạt động học

- Phân loại đồ dùng đồ chơi trong lớp.

+ Trò chơi: Thi xem đội nào giỏi hơn

* Chơi ngoài trời

- Quan sát đồ chơi ở sân trường

* Chơi và hoạt động góc

- Góc học tập: Tô màu đỏ đồ dùng, màu xanh đồ chơi

- Mục tiêu 56: Trẻ biết về trường, lớp Mầm non, một số công việc của cô giáo, Trẻ nói được tên, một số công việc của các bác công nhân viên trường mầm non.

 

- Tên, địa chỉ của trường, lớp, cô giáo, các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, trường. 

 

* Trò chuyện sáng

- Trò chuyện về trường, lớp, cô giáo, các bạn của bé

*Chơi ngoài trời

- Quan sát các bảng hiệu của trường, qs Thời tiết

 - Tham quan các phòng học trong trường

- QS lớp học; Cách trang trí các lớp

- Một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường.

 

 

* Trò chuyện sáng

- Trò chuyện về công việc của cô giáo ở lớp, của cô bác trong trường

*Chơi ngoài trời

- Quan sát công việc của cô giáo, cô cấp dưỡng

- Họ tên, một vài đặc điểm của các bạn. Các hoạt động của bé ở lớp trong ngày.

- Các hoạt động của bé ở lớp trong ngày.

* Mọi lúc mọi nơi

- Cô gợi mở cho trẻ kể về các hoạt động của bé ở lớp trong ngày

* Chơi và hoạt động góc

- Góc học tập

+ Khoanh tròn, tô màu các hoạt động có trong trường, lớp mầm non

* Chơi hoạt động theo ý thích

- Xem video lớp học của bé

- TC:“ Giúp cô tìm bạn”

- Mục tiêu 58: Trẻ biết tên và một số đặc điểm của một số ngày lễ hội, sự kiện văn hóa trong năm của quê hương, đất nước.

 

-  Lễ hội: Tết Trung Thu

 

* Trò chuyện sáng:

- Trò chuyện với trẻ về các hoạt động có trong ngày Tết Trung Thu và cảm xúc của trẻ về ngày Tết Trung Thu

* Hoạt động học:

- Bé vui Tết Trung Thu

*Chơi ngoài trời:

- Quan sát lồng đèn ngôi sao; Lồng đèn xếp bằng giấy

*Chơi và hoạt động góc:

- Góc tạo hình: Nặn bánh trung thu, Làm lồng đèn, Cùng cô trang trí lớp chuẩn bị mừng ngày Tết Trung thu,

- Góc học tập: Đánh dấu x vào những đồ vật có trong ngày Trung Thu. Tô màu các hoạt động diễn ra trong ngày Tết Trung Thu

2. Làm quen một số biểu tượng sơ đẳng về toán

- Mục tiêu 60: Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 2 và đếm theo khả năng. Trẻ biết sử dụng các số từ 1-2 để chỉ số lượng, số thứ tự

- Nhận biết số lượng, chữ số và  số thứ tự từ 1 đến 2.

 

* Hoạt động học

- Nhận biết số lượng 2

- Trò chơi

+ Nối đúng số lượng 1,2

+ Tìm đúng nhà

* Chơi ở các góc

- Góc học tập 

+ Chơi với tranh lô tô, Tô màu số 2,

+ Nối hình vẽ phù hợp với đồ chơi chỉ chơi được 1 bạn, 2 bạn

+ Thực hiện vở toán trang 3

- Mục tiêu 61: Trẻ so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 2 bằng các cách khác nhau.

- So sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 2 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.

*Hoạt động học

- Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 2

* Chơi và hoạt động góc

- Góc học tập

+ Vẽ thêm hoặc gạch bỏ bớt đồ chơi để tương ứng với chữ số 1, 2

* Chơi hoạt động theo ý thích
 

- Chơi “ Bé nhanh trí”

- Thực hiện vở toán trang 2

III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MT( 72, 77, 78, 79, 83)

1.Nghe, hiểu

- Mục tiêu 72: Trẻ biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.

- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.

 

* Mọi lúc mọi nơi

- Trò chuyện với trẻ về câu đơn, câu mở rộng, câu phức.

Ví dụ: Bạn An đánh răng chưa?

Bạn An đánh răng rồi đi vào ngủ

2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày

- Mục tiêu 77: Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao.

- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè theo chủ đề.

 

* Mọi lúc mọi nơi

- Trẻ đọc thuộc các bài thơ đã học trong chủ điểm

*Hoạt động học

- Đọc thơ:

+ Bạn mới

+ Trăng rằm tháng 8

* Chơi và hoạt động góc

- Góc thư viện

+Nghe đọc thơ: Cô giáo của em, Bé tới trường, 58, Đèn kéo quân…

*Chơi hoạt động theo ý thích:
 

- Giải câu đố về đồ dùng trong lớp

- Mục tiêu 78 : Trẻ bắt chước được giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.

- Trẻ bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện

 

* Hoạt động học

- Kể chuyện: “ Món quà của cô giáo; Sự tích chú cuội cung trăng

*Chơi ở các góc:

+ Góc thư viện: Xem tranh truyện và nghe kể chuyện: Câu chuyện về giấy kẽ, Mèo con và quyển sách, người bạn tốt. Kể chuyện Theo tranh: Sự tích chú cuội cung trăng,

 Mục tiêu 79: Trẻ mô tả được hành động của các nhân vật trong tranh.

- Mô  tả sự vật, hiện trượng tranh ảnh, kể chuyện theo tranh

*Chơi ở các góc:

+ Góc thư viện: Kể chuyện theo tranh “ Mèo con và quyển sách”

3. Làm quen với cách đọc, viết

Mục tiêu 83: Trẻ sử dụng ký hiệu để  «viết»

 

- Nhận dạng một số chữ cái o

- Tập tô, tập đồ các nét chữ

 

* Hoạt động học

- Làm quen chữ cái o

*Hoạt động góc:

- Học tập: Đồ và tô chữ o

IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ MT (85, 88, 89, 91, 92)

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước cái đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật

- Mục tiêu 85 : Trẻ chú ý nghe, tỏ ra thích thú khi nghe các bài hát

- Nghe các loại nhạc khác nhau.

- Thể hiện cảm xúc hưởng ứng tích cực như: Hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc.

* Mọi lúc mọi nơi

- Nghe các bản nhạc mình yêu thích

- Tập thể dục sáng theo nhạc thiếu nhi

- Trước khi ăn hát một đoạn bài hát, mở nhạc tiếng chuông báo giờ ăn .

- Giờ ngủ: Cô hát dân ca ru trẻ ngủ, mở nhạc hòa tấu nhẹ nhàng

* Chơi ở các góc

- Góc âm nhạc

- Nghe, Hát và VĐTN, các bài hát trong chủ điểm: Cô và mẹ, Vui đến trường, Trường chúng cháu là trường mầm non, Cô giáo miền xuôi,

2. Âm nhạc

- Mục tiêu 88: Trẻ vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc với nhiều hình thức khác nhau.

 

- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu, múa minh họa

 

* Mọi lúc mọi nơi

- TC về nội dung bài hát, bản nhạc và hỏi trẻ vận động như thế nào ?

* Hoạt động học

- VĐMH: Vui đến trường

- VĐMH: Niềm vui của em

- Hát: Đêm trung thu

* Hoạt động góc:

- Góc âm nhạc: Chiếc đèn ông sao, Rước đèn dưới trăng, Đêm trung thu, Ánh trăng hòa bình....

* Chơi hoạt động theo ý thích

- HDTCÂN: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”

- Sử dụng các dụng cụ xắc xô, trống lắc …gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu,

* Chơi và hoạt động góc

- Góc âm nhạc:

- Chơi với các dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, thanh gõ

 - Nghe hát VĐ theo nhạc: Ngày đầu tiên đi học, Hoa Trường em

3. Tạo hình 

- Mục tiêu 89: Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo thành bức tranh bức tranh có màu sắc và bố cục.

- Sử dụng các kỹ năng vẽ nét: thẳng, xiên, ngang, cong, tròn... tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.

 

- *Chơi ở các góc

- Góc tạo hình

- Vẽ đồ chơi ngoài trời ở trường mà bé thích.

Vẽ đồ chơi mà bé yêu thích( Vở TH trang 5)

- Cùng cô làm tranh chủ điểm

- Mục tiêu 91: Trẻ biết nặn một số sản phẩm đơn giản.

- Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo thành sản phẩm có nhiều chi tiết

* Chơi và hoạt động góc

- Góc tạo hình: Nặn đồ chơi bé thích

- Mục tiêu 92: Trẻ phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.

- Tự chọn các nguyên liệu tạo hình, phế liệu, phế phẩm tạo ra các PTGT, các con vật, hoa, quả, đồ dùng gia đình, trang phục, đồ vật,…theo ý thích

- Tạo hình khuôn mặt bằng lá cây, đĩa nhựa, búp bê bằng hộp sữa

* Chơi ở các góc

- Góc tạo hình

-  Làm tranh chủ điểm

- Làm bập bênh, xích đu, cầu tuột bằng NVLM

- Tạo hình bức tranh trường mầm non

 

V. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KNXH MT (97, 98, 102, 106 )

- Mục tiêu 97: Trẻ cố gắng hoàn thành công việc được giao

- Các hoạt động, trò chơi nhóm

- Hoàn thành bài tập theo yêu cầu của cô

* Mọi lúc mọi nơi

- Trò chuyện với trẻ về việc cố gắng hoàn thành công việc được giao. Phân công các đội giúp cô trực nhật, dọn đồ dùng, đồ chơi

* Trò chuyện sáng

- Trò chuyện nhắc nhở trẻ về việc hoàn thành bài tập theo yêu cầu của cô, tham gia trò chơi, các hoạt động nhóm có trong chủ điểm.

- Mục tiêu 98: Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Bộc lộ cảm xúc khi khi bị bạn đánh, bạn chê bai chế giễu, khi bạn lấy/ phá đồ chơi.

* Mọi lúc mọi nơi

- Cô luôn trò chuyện cùng trẻ khi bị bạn đánh, bạn chê bai chế giễu, khi bạn lấy/ phá đồ chơi con phải làm sao?

- Mục tiêu 102: Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp

 

- Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; Trật tự trong giờ ăn, xin phép cô giáo khi ra ngoài; phát biểu phải giơ tay không nói leo; sử dụng đồ dùng đúng ký hiệu của mình, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng

 

* Mọi lúc mọi nơi

- Trò chuyện lớp mẫu giáo của bé và các qui định của lớp .( để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, trật tự khi ăn, khi ngủ, xin phép cô giáo khi ra ngoài; phát biểu phải giơ tay không nói leo; nghe lời cô, chào cô, khi đến lớp và ra về, sử dụng đồ dùng đúng ký hiệu của mình, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng)

* Trò chuyện sáng

- Trò chuyện với trẻ về sự lễ phép vâng lời với người lớn

- Mục tiêu 106: Trẻ biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.

 

- Trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.

*Chơi ở các góc

+ Góc phân vai: Chơi gia đình (nấu ăn, đưa con đi học), cô giáo (dạy học), bán hàng (xích đu, cầu tuột....)

+ Góc xây dựng: Lắp ghép thành hàng rào, cổng trường, xây trường mầm non, Xây lớp học, sân chơi

+ Góc thiên nhiên: Nhặt lá,tưới nước cho cây, hoa, chơi với cát nước…

 

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1 (Từ ngày 11/9 đến ngày 15/9/2023  )

Chủ đề: Trường mầm non của bé Lớp: 4-5 tuổi A

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Đón trẻ Tchuyện

sáng

- Trẻ vào lớp, trao đổi với PH về tình hình của trẻ

- TC với trẻ về sự lễ phép vâng lời với người lớn

- TC về trường, lớp, cô giáo, các bạn của bé

 

 

Thể dục buổi sáng

I.Khởi động: Trẻ đi chạy vòng tròn kết hợp các kiểu chân

II.Trọng động: Tập với hoa theo nhạc cùng toàn trường (Mỗi ĐT tập 2l*4n)

- Hô hấp: Hít vào thở ra.   - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước,

- Bụng:  Cúi về phía trước, ngửa người ra sau 

- Chân: Đứng một chân đưa lên trước khụy gối - Bật tại chỗ

III. Hồi tĩnh:Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân

Học

PTNN

Trường mầm non của bé

PTNN

Đọc thơ :Nghe lời cô giáo

PTNT

Nhận biết số lượng 2

PTTM

VĐMH: Vui đến trường

PTTM

Vẽ đồ chơi bé thích

Ôn số 2

Chơi ngoài trời

- HĐCCĐ: Quan sát: Đồ chơi ở sân trường, Các bảng hiệu của trường, Thời tiết Bảng thực đơn các tranh ảnh ở nhà bếp. Tham quan các phòng học trong trường,. KPKH: Làm nổi một vật đang chìm

- TCVĐ: Đi như gấu bò như chuột, Thi đi nhanh, Đi qua cầu, Thi xem tổ nào nhanh, Ai bước dài,.. Lộn cầu vồng, Tập tầm vông, Kéo cưa lừa xẻ, Bịt mắt bắt dê,...

- Chơi tự do: Chơi với cát, nước, diều, chóng chóng, xe, cầu tuột, ô ăn quan…

Chơi c góc

- Phân vai: Chơi cô giáo (dạy học), gia đình (đưa con đi học)

-Xây dựng: Lắp ghép thành hàng rào, cổng trường, xây trường mầm non

-Tạo hình: Vẽ đồ chơi ngoài trời ở trường mà bé thích vở TH Trang ... Làm tranh chủ điểm cùng cô. Tạo hình bức tranh trường mầm non

-Âm nhạc: Nghe hát VĐ theo nhạc: Trường chúng cháu là trường mầm non, Cô giáo miền xuôi, Hoa trường em

-Học tập: Vẽ thêm hay gạch bỏ bớt đồ chơi để tương ứng với chữ số 1 và 2. Khoanh tròn, tô màu các hoạt động có trong trường, lớp mầm non.

 -Thư viện: Xem tranh truyện và nghe kể chuyện: Câu chuyện về giấy kẻ, Mèo con và quyển sách, Bạn mới, Nghe đọc thơ: Bé tới trường.

-Thiên nhiên: Nhặt lá,tưới nước cho cây, hoa, chơi với cát nước…

Ăn ngủ

- Nhắc trẻ không cười đùa trong khi ăn, ăn mời cô, mời bạn khi ăn,…nhai kỹ,

theo

 ý thích

TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật

Hướng dẫn các động tác thể dục sáng

Thực hiện vở toán trang 2

TC:“ Thi xem tổ nào nhanh”

Nhận xét cuối tuần

Chơi tự do

Trả trẻ

- Sắp xếp đồ dùng,đồ chơi đúng nơi qui định,. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về

 KT HIỆU TRƯỞNG                                                                    GIÁO VIÊN

           PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Trần Thụy Hoàng Liên                                                               Trần Thị Thu Trang                                 

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2 (Từ ngày 18/9 đến ngày 22/9/2023)

Chủ đề: Lớp học của bé - Lớp: 4-5 tuổi A

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Đón trẻ Tchuyện sáng

- TC về trường, lớp, cô giáo, các bạn của bé

- TC về công việc của cô giáo ở lớp, của cô bác trong trường

- TC nhắc nhở trẻ về việc hoàn thành bài tập theo yêu cầu của cô, tham gia trò chơi, các hoạt động nhóm có trong chủ điểm.

 

 

Thể dục buổi sáng

I. Khởi động: Trẻ đi chạy vòng tròn kết hợp các kiểu chân

II.Trọng động: Tập với hoa theo nhạc cùng toàn trường ( mỗi động tác 2lx4n)

- Hô hấp:Hít vào, thở ra                  - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước

- Bụng:  Cúi về phía trước, ngửa người ra sau;

- Chân: Đứng một chân đưa lên trước khụy gối         - Bật tại chỗ

III. Hồi tĩnh:Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân

Học

PTNT

Phân loại đồ dùng đồ chơi trong lớp

PTNN

Làm quen chữ cái o

 

 PTNN

KC: Món quà của cô giáo

PTNT

Mối quan hệ hơn kém trong pv 2  

PTNN

Đọc thơ:

“ Bạn mới”

Ôn bài thơ “ bạn mới”

Chơi ngoài trời

- HĐCCĐ: Quan sát: Cách trang trí các lớp; Công việc của cô giáo, Lớp học; Cô cấp dưỡng; Bảng thực đơn; Bác tranh ảnh ở nhà bếp;  

- TCVĐ: Đi bước liên tục trên ghế thể dục, đi trên dây..Thi xem tổ nào nhanh, Đi qua cầu, Kéo co, Dung dăng dung dẻ, Lộn cầu vồng, Tập tầm vông, Bịt mắt bắt dê …

- Chơi tự do: Chơi với cát, nước, diều, chóng chóng, xe, các đồ chơi sẵn ở trường

Chơi ở các góc

- Phân vai: Chơi gia đình (nấu ăn,) bán hàng( xích đu, cầu tuột..) cô giáo

-Xây dựng: Xây lớp học, sân chơi

-Tạo hình: Trang trí và tô màu chiếc cặp.( vở TH trang 1). Nặn đồ chơi bé thích , Làm bập bênh, xích đu, cầu tuột bằng NVLM, Vẽ đồ chơi mà bé yêu thích ( vở TH tr5)

-Âm nhạc: Nghe và VĐTN: Cô và mẹ, Ngày đầu tiên đi học, Vui đến trường. Chơi với các dụng cụ âm nhạc:  xắc xô, thanh gõ...

-Học tập:  Tô màu đỏ đồ dùng, màu xanh đồ chơi, Chơi với tranh lô tô, Tô màu số 2, Nối hình vẽ phù hợp với đồ chơi chỉ chơi được 1 bạn, 2 bạn. Thực hiện vở toán trang 3

-Thư viện: Xem tranh và nghe kể chuyện: Người bạn tốt, Câu chuyện về giấy kẻ. Đọc thơ: Cô giáo của em

-Thiên nhiên: Nhặt lá,tưới nước cho cây, hoa, chơi với cát nước…

Ăn ngủ

- Nói được tên, chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm. Không uống nước lã, tập trực nhật

theo

 ý thích

Xem video lớp học của bé

TC”Giúp cô tìm bạn”

BTLNT: “ Pha sữa đậu nành”

Giải câu đố về DD trong lớp

Văn nghệ

Nhận xét cuối tuần

Chơi tự do

Trả trẻ

- Sắp xếp đồ dùng,đồ chơi đúng nơi qui định,. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về

KT HIỆU TRƯỞNG                                                                     GIÁO VIÊN

           PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Trần Thụy Hoàng Liên                                                            Trần Thị Thu Trang       

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3 (Từ ngày 25/09 đến ngày 29/09/2023)

Chủ điểm: Tết trung thu trong trường MNLớp: MG 4-5 tuổi A

 

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy

Đón trẻ Tc

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp

- Trò chuyện với trẻ về các hoạt động có trong ngày Tết Trung Thu và cảm xúc của trẻ về Ngày tết Trung Thu

 

 

Thể dục sáng

I.Khởi động: Trẻ đi chạy vòng tròn kết hợp các kiểu chân

II.Trọng động: Tập với nơ theo nhạc cùng toàn trường (Mỗi đ/tác tập 2l*4n)

- Hô hấp: Hít vào thở ra.                            - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước,

- Bụng: Cúi người về trước

- Chân:  Ngồi xổm, đứng lên                      - Bật tại chỗ

III.Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân

Học

PTTC

Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3 m, đi nối gót

PTNN

Sự tích chú cuội cung trăng

PTTT- KNXH

Bé vui Tết Trung Thu

PTTM

Học hát: Đêm trung thu

PTNN

Đọc thơ trăng rằm tháng 8

Ôn thơ

chữ o

Chơi ngoài trời

*HĐCCĐ: Quan sát lồng đèn ngôi sao; Lồng đèn xếp bằng giấy; Bảng thực đơn; Các tranh ảnh ở nhà bếp....

*TCVĐ : Đi nối gót, đi bằng gót chân, đi khụyu gối. Ai bước dài, Thi xem tổ nào nhanh, Lộn cầu vồng, Tập tầm vông, Kéo cưa lừa xẻ, …

*Chơi tự do: Chơi với cát, nước, diều, chóng chóng, xe, các đồ chơi sẵn có ở trường

Chơi ở các góc

-Phân vai: Chơi cô giáo (dạy học), gia đình( đưa con đi học), bán hàng (lồng đèn, bánh trung thu,...)

-Xây dựng: Xây sân khấu lễ hội Trung Thu

-Tạo hình: Nặn bánh trung thu, Làm lồng đèn, Cùng cô trang trí lớp chuẩn bị mừng ngày Tết Trung thu, Làm tranh chủ điểm cùng cô

-Âm nhạc: Nghe hát và VĐ bài hát: Chiếc đèn ông sao, Rước đèn dưới trăng, Đêm trung thu, Ánh trăng hòa bình....

-Học tập: Đánh dấu x vào những đồ vật có trong ngày Trung Thu. Tô màu các hoạt động diễn ra trong ngày tết Trung Thu. Chơi với tranh lô tô.

-Thư viện: Kể chuyện Theo tranh: Sự tích chú cuội cung trăng, Nghe đọc thơ: Đèn kéo quân…

-Thiên nhiên: Nhặt lá,tưới nước cho cây, hoa, chơi với cát nước…

Ăn ngủ

Gọi tên các món ăn có trong bữa ăn hàng ngày...

Chơi,HĐ theo

 ý thích

Chơi : Thi xem tổ nào nhanh

HDTCÂN: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”

Hướng dẫn trẻ lâu mặt

Vui đón Tết Trung Thu

Đóng chủ điểm

Chơi tự do ở các góc

Trả trẻ

- Sắp xếp đồ dùng,đồ chơi đúng nơi qui định. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về

                       

KT HIỆU TRƯỞNG                                                                GIÁO VIÊN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Trần Thụy Hoàng Liên                                                         Trần Thị Thu Trang                                 

         

 

 

 

 
Video