28/03/2024 09:03        

Bài tuyên truyền tháng 02/2024

PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

          Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia...

          1. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

          Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng.

          Thực phẩm có chứa độc chất phụ gia thêm. Thực phẩm tự nó có chứa độc chất tự nhiên hoặc do bị nhiễm các độc chất

          2. Các dạng ngộ độc thực phẩm và biểu hiện

          Ngộ độc cấp tính: ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài...

          Ngộ độc mãn tính: ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn.

          3Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

          Ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h thì làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn.

          Gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

          + Khi sơ cứu gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ

          Ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

          + Dùng chất trung hòa: ngộ độc do những chất acid dùng những chất kiềm: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml.

          + Người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….

          + Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…

          + Dùng chất kết tủa: ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) dùng lòng trắng trứng.

          + Dùng chất giải độc: ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

          * Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

          4. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

          Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn

          Không ăn đồ hộp đóng gói, nếu ăn phải nấu chín kỹ. Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu. Thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

          Thức ăn để tủ lạnh chỉ được 1-2 ngày là không nên ăn nữa

          Thức ăn có mùi lạ phải bỏ đi. Không ăn cá thịt ươn hay vừa mới bắt đầu ươn./.

                   HIỆU TRƯỞNG                                                                                                                                                          Y TẾ

 

 

              Trương Thị Thu Thủy                                                                                                                                         Nguyễn Thị Lệ Hằng

 
Video