27/11/2023 10:44        

Bài tuyên truyền tháng 11/2023

DINH DƯỠNG DÀNH CHO TRẺ TỰ KỶ

Bên cạnh các phương pháp điều trị, dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cũng cần được chú trọng vì lựa chọn đúng loại thực phẩm trẻ nên ăn và tránh những thực phẩm không tốt sẽ giúp giảm triệu chứng và các bệnh liên quan tới tự kỷ. 

1. Dinh dưỡng và tự kỷ có mối quan hệ chặt chẽ

Bệnh tự kỷ phát triển ngay từ giai đoạn bào thai và sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tự kỷ vì những vi chất quan trọng này đóng vai trò quan trọng để não bộ của thai nhi phát triển. 

Như vậy, có thể khẳng định rằng chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu và tự kỷ có liên quan với nhau, bổ sung không đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị tự kỷ. 

2. Thực phẩm không nên ăn

a. Không nên ăn nhiều đường

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cần đặc biệt lưu ý không cho trẻ tự kỷ ăn nhiều đường, sử dụng đồ uống không lành mạnh và các chất bảo quản thực phẩm vì đường làm tăng nồng độ đường trong máu, nguy cơ cao bị tăng đường huyết dẫn đến chứng tăng động – hàng vi hiếu động quá mức dễ xuất hiện ở trẻ tự kỷ. 

b. Thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein có chủ yếu trong lúa mạch đen, lúa mạch và lúa mì. Khi trẻ tự kỷ ăn gluten có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng của hệ thần kinh hoặc làm cho tình trạng tồi tệ hơn, dẫn đến viêm não với những triệu chứng như buồn nôn, lú lẫn, mất trí nhớ…

c. Tránh thực phẩm chứa Casein

Casein có chứa trong tất cả các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa dê, sữa bò. Giống như gluten, casein được cho là bị chuyển hóa khác biệt ở những người tự kỷ, sẽ kéo theo các triệu chứng khiếm khuyết giao tiếp và xã hội. 

d. Bột mì, bột ngũ cốc

Trong bột mì, bột ngũ cốc có chứa những chất như gluten, casein, carbohydrate dễ làm cho trẻ tự kỷ bị kích thích, biểu hiện tăng động, cười đùa hoặc cáu liên tục mà không rõ nguyên nhân.

e. Món ăn được chế biến từ đậu nành

Thực phẩm chứa đậu nành tiêu biểu là nước tương, edamame, bánh mì kẹp thịt đông lạnh, dầu đậu nành, sữa đậu nành…. bị kích thích, biểu hiện tăng động, cười đùa hoặc cáu liên tục mà không rõ nguyên nhân.

f. Đồ uống: Sữa tươi, nước ngọt, nước có ga, chất kích thích 

Có rất nhiều đường và phẩm màu trong các loại sữa tươi, đặc biệt là các loại có đường, các loại nước ngọt, nước có ga… ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của trẻ.

g. Các loại quả có múi

Các loại quả có múi như cam, chanh, bưởi…. chứa hàm lượng các chất lên men dễ gây tích tụ nấm làm cho trẻ tự kỷ bị mất ngủ, không kiểm soát được hành vi.

3. Thực phẩm dành cho trẻ tự kỷ

a. Thực phẩm chứa nhiều omega – 3

 

Chế độ ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ra sự mất cân bằng về tỷ lệ omega-3 và axit béo omega-6 trong máu của bệnh nhân mắc chứng tự kỷ. 

Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ không thể thiếu được việc bổ sung axit béo omega-3 vì chất dinh dưỡng này mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển não bộ và chức năng thần kinh của trẻ tự kỷ nói riêng và trẻ em nói chung, giảm lo lắng, giảm hung hăng, giảm tăng động và bốc đồng, kéo dài sự tập trung chú ý và cải thiện khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ. 

b. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D

Vitamin D có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch nên khi nồng độ vitamin D thấp sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ, cơ thể trẻ không đủ khả năng xác định những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể

Bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ có thể thêm các thực phẩm chứa vitamin D như cá, trứng, sữa nguyên kem, nấm, tôm… 

c. Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, magie

Điều trị cho chứng tự kỷ sẽ thêm hiệu quả nếu bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, magie vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ.

d. Thực phẩm chứa nhiều sắt

Sắt là một chất cần thiết trong quá trình tổng hợp và hình thành myelin (chất dẫn truyền thần kinh trong não). Trong thực đơn dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cần cung cấp đủ sắt theo nhu cầu để não phát triển bình thường. 

e. Bổ sung axit béo phospholipid

Màng tế bào thần kinh có thành phần cấu trúc chính từ axit béo phospholipid nhưng ở trẻ tự kỷ, hàm lượng chất này lại thấp hơn. Vì vậy để cải thiện tình trạng tự kỷ và điều chỉnh chức năng của màng tế bào thần kinh, cần cho trẻ tự kỷ ăn thực phẩm chứa axit phospholipid. 

f. Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cần có vitamin C

Trẻ tự kỷ có hàm lượng vitamin C thấp hơn bình thường nên bổ sung vitamin C đầy đủ sẽ có tác dụng giảm các hành vi rập khuôn lặp đi lặp lại của trẻ tự kỷ vì vitamin C ảnh hưởng tới phản ứng của não đối với dopamine 6 – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng .

g. Thực phẩm giàu axit amin cho trẻ tự kỷ

Để cải thiện sự tập trung, tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ, tăng khả năng giữ bình tĩnh trong mọi loại tình huống ở trẻ tự kỷ, cha mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu axit amin vào chế độ dinh dưỡng bởi axit amin chứa protein quan trọng cho hoạt động của não bộ.

h. Thực phẩm giàu lợi khuẩn

Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, mắc các bệnh tiêu hóa là vấn đề mà trẻ tự kỷ sẽ gặp phải. để giảm các vấn đề liên quan đến đường ruột như táo bón, ruột kích thích… cha mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu probiotic (sữa chua, nấm sữa, dưa chua…) vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ. 

 
Video