28/03/2024 09:00        

Bài tuyên truyền tháng 02/2024

7 lợi ích tuyệt vời từ việc dạy bơi cho trẻ em

      1. Bơi lội khiến các con tăng tự tin: Thông thường các con chỉ tiếp xúc nhiều với bố mẹ và một vài người thân cận nhất. Do đó việc hạn chế giao tiếp, kém tự tin khi gặp người ngoài rất hay xảy ra. Khi tham gia học bơi, con sẽ có điều kiện tiếp xúc với thầy cô, các bạn đồng trang lứa nhiều hơn. Việc này giúp con có thể tăng khả năng giao tiếp, trò chuyện cùng những người bạn mới; hình thành nên tâm lý tự tin ở bản thân.

      2. Giúp trẻ ngày càng thông minh hơn: Việc vận động dưới nước sẽ giúp kích thích các dây thần kinh trong não phát triển như dây thần kinh vận động; dây thần kinh cảm giác,… Việc này có tác dụng làm tăng sự hưng phấn, từ đó trẻ sẽ thích khám phá, thích tìm hiểu, khiến trẻ thông minh hơn.

      3. Trẻ có thể tự cứu mình trong trường hợp khẩn cấp: Khi trẻ biết bơi, các con có thể tự bảo vệ bản thân khi cần thiết. Từ đó giúp hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra trong trường hợp không có cứu hộ kịp thời. Đồng thời, đây cũng là giải pháp giúp các bố mẹ yên tâm hơn phần nào về con.

      4. Bơi lội là cách giúp bé phát triển chiều cao hiệu quả nhất: Bơi lội là môn thể thao yêu cầu khả năng kết hợp vận đồng đầy đủ và toàn diện nhất. Đa phần các động tác bơi đều yêu cầu người học phải rướn người hoặc vươn về phía trước. Nhờ đó, việc dạy bơi cho trẻ là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội và toàn diện nhất.

      5. Giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ: Bơi đòi hỏi người tập phải kết hợp các cơ quan vận động từ đầu đến chân. Đồng thời khi ở trong môi trường nước các con sẽ được massage toàn thân một cách thoải mái nhất. Chính việc này sẽ giúp làm tiêu hao năng lượng dư thừa; giúp các cơ ở đùi, chân, ta... Cùng với đó, nó còn giúp tăng cường chức năng của các cơ quan nội tạng; nâng cao sức đề kháng hiệu quả.

      6. Giảm nguy cơ chấn thương ở các khớp gối cho trẻ: Bơi lội thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng căng thẳng ở các khớp gối lên tới 50% nếu luyện tập ở mức nước ngang hông. Còn nếu luyện tập trong môi trường có mức nước cao ngang lực thì khả năng này sẽ tăng lên 75%.

      Chính vì thế, việc dạy bơi cho trẻ em sẽ làm giảm tình trạng căng thẳng khớp gối; từ đó hạn chế tình trạng chấn thương các khớp, chi và cơ bắp nhờ sự nâng đỡ của nước.

      7. Giúp tăng cường chức năng của các cơ quan nội tạng: Bơi lội giúp làm tăng dung tích cho phổi rõ rệt. Dung tích của phổi càng cao thì khả năng vận động và sức bền cũng càng cao. Việc vận động nhiều sẽ giúp chức năng hô hấp hoạt động tốt hơn. Chính vì thế bơi sẽ đặc biệt có lợi với những trẻ có bệnh liên quan đến đường hô hấp.

       * 7 bước dạy bơi cho trẻ an toàn

       7.1 Cho trẻ làm quen với nước: Giữ trẻ dưới cánh tay và đi vòng quanh hồ bơi. Trong lúc đó bạn có thể trò chuyện với con để khiến con cảm thấy thoải mái và thích thú khi ở môi trường mới.

       7.2 Hướng dẫn con đập chân dưới nước: Sau khi làm quen với nước, trẻ sẽ tiếp tục được học đập chân dưới nước. Bạn có trẻ bám vào thành hồ hoặc bậc cầu thang ở hồ bơi rồi hướng cho trẻ cách đập chân dưới nước đều đặn. Nếu không để trẻ bám vào thành hồ bạn có thể giữ hai tay con, tạo điểm tựa để con có thể đập chân. Nếu trẻ lớn, bạn cũng có thể chuẩn bị cho con miếng ván xốp cầm tay.

      7.3 Cho trẻ tập thổi bóng dưới nước: Tập thổi bóng dưới nước là lúc cả cơ thể trẻ phải tiếp xúc với nước. Đầu tiên bạn cho con úp mặt xuống nước rồi từ từ thở ra những bọt nước. Tập cho trẻ quen dần với động tác này rồi cho trẻ lặn lâu hơn khi đã quen. Đồng thời, bạn cũng nên tập cho con mở mắt dưới nước bằng việc tổ chức một số trò chơi.

     7.4 Tập cho trẻ cách đập tay: Hướng dẫn trẻ kết hợp đập tay là bước tiếp theo khi dạy con học bơi. Bạn vòng tay qua ngang hông để giữ con thăng bằng trên nước. Đồng thời hướng dẫn con chuyển đập đập tay thế nào. Để con học nhanh hơn bạn có thể làm mẫu trước để con học. Sau khi đập tay đã thành thục bạn hướng dẫn cho con kết hợp cả tay và chân.

      7.5 Hướng dẫn con bơi các đoạn ngắn: Sau khi đã tập thành thục các động tác trên bạn bắt đầu cho con học bơi các đoạn ngắn. Việc này giúp con làm quen với môi trường nước khi không có người lớn giúp và cũng giúp con học nhanh hơn.

      7.6 Cho trẻ tập thở dưới nước: Tập thở dưới nước là bước rất quan trọng khi bơi. Bạn hướng dẫn con cách nâng và hạ đầu dưới nước. Khi đã biết cách thở các con sẽ dễ dàng bơi được xa hơn.

      7.7 Dạy trẻ cách nhảy trên bờ xuống dưới nước: Để hoàn thành các kỹ năng bơi lội cơ bản bạn cần dạy con cách nhảy từ trên thành hồ xuống nước như thế nào. Bạn phải chờ sẵn dưới nước để đỡ trẻ khi trẻ bắt đầu nhảy từ trên xuống. Sau đó giãn dần khoảng cách để con có thể bơi đến chỗ bạn được xa hơn.

      Các lưu ý khi dạy bơi cho trẻ em

      - Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng khi bơi cho con như: quần áo bơi; mũ bơi; kính bơi. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ cần có kính bơi. Bởi khi đeo kính các con có thể quan sát và học tập dưới nước tốt hơn.

      - Chọn bể bơi có chất lượng nước và dịch vụ bơi tốt. Việc chọn hồ bơi có chất lượng nước sạch sẽ rất quan trọng. Bạn nên chọn những hồ nước trong, không có mùi lạ; có thể nhìn xuống đáy bể.

      - Khi học bơi cùng huấn luyện viên không nên cho trẻ học bơi quá đông trong cùng 1 ca. Bởi khi học quá đông, huấn luyện viên có thể không quan sát kỹ được trẻ, dẫn tới học không hiệu quả. Đồng thời khi xảy ra sự cố sẽ không xử lý kịp thời.

      - Chọn trung tâm dạy bơi uy tín rất quan trọng. Các trung tâm cần đáp ứng yêu cầu cơ bản khi dạy bơi cho trẻ để vừa đảm bảo an toàn mà vẫn học tập hiệu quả.

      - Tuyệt đối tuân thủ các bảng chỉ dẫn nguy hiểm trong bể bơi.

      - Không bơi sau khi ăn no; không bơi khi trời quá nắng.

      - Cần tắm gội sạch sẽ, nhỏ nước muối sinh lý để rửa mắt sau khi bơi lội.

      Tóm lại: Dạy bơi cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời về cả thể chất lẫn trí tuệ. Khi dạy các con bơi đòi hỏi bố mẹ phải kiên nhẫn, hướng dẫn tỉ mỉ cho con. Đồng thời, cần tham gia học cùng con trong quá trình con học để tăng hiệu quả hơn.

                                      HIỆU TRƯỞNG                                                                                                                                  PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                  Trương Thị Thu Thủy                                                                                                                         Trần Thụy Hoàng

 
Video