15/06/2024 22:24        

MỤC TIÊU KẾ HOẠCH TUẦN QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC 2023 - 2024

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1 (Từ ngày 6/5/2024  đến 10/5/2024)

Chủ đề: Nha Trang – Thành phố tôi yêu- Lớp: MG 3- 4 Tuổi A

 

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

THỨ 7

Đón trẻ TCS

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.

- Trò chuyện về lễ hội festival biển, lễ hội tháp Bà Ponagar

-  Trò chuyện về một số cảnh đẹp của Nha Trang(Tháp Bà Ponagar, Chùa Long Sơn ,Biển Nha Trang, Hòn Chồng)

 

Thể dục sáng

1.Khởi động: Trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu chân đi khác nhau

2.Trọng động : Tập theo nhạc; Tập với gậy thể dục; Mỗi động tác tập 4lx2n.

- Hô hấp: Hít vào thở ra.  - Tay: Co và duỗi tay

- Bụng: Đưa 2 tay lên cao, cúi người về phía trước

- Chân: Bước lên phía trước, bước sang ngang

- Bật : Bật tiến về trước.

3.Hồi tĩnhTrẻ đi dạo nhẹ nhàng.

HĐ học

 PTNT

Bé biết gì về Nha Trang

PTTM

Nghe nhạc nghe hát:

Cò lả

PTNN

KC: Sự tích Hòn Chồng

PTNT

Thêm – bớt hai đối tượng trong phạm vi 5

PTTM

Vẽ và tô màu bãi biển

Ôn số lượng 5

 

 

 

Chơi , HĐ ở các góc

- Góc phân vai: Gia đình ( nấu ăn) bán hàng : hải sản, hàng lưu niệm.

- Góc xây dựng: Xây dựng bãi biển Nha Trang.

- Góc tạo hình: Cắt dán các danh lam thắng cảnh ở Nha Trang. Tạo hình bức tranh biển Nha Trang; Tô màu cảnh biển Nha Trang; Vẽ núi; Dán hình ảnh đặc sản NT

-  Góc âm nhạc: Nghe hát và VĐ theo bài: Em đi giữa biển vàng, Em yêu biển lắm, Cò lả

- Góc thư viện: : Nghe kể chuyện: Sự tích Hòn Chồng. Cóc kiện trời.  Xem tranh truyện: Tháp Bà Ponaga

- Góc học tập: Khoanh tròn  và tô màu các danh lam thắng cảnh ở Nha trang.

- Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, Chăm sóc cây,tưới cây, lau lá, lau lá vàng..

 

Chơi ngoài trời

- HĐCCĐ: Dạo chơi sân trường. QS thời tiết.

- TCVĐ: Sóng biển, Vượt chướng ngại vật, Kéo cưa lừa xẻ, Bịt  mắt bắt dê,

- Chơi tự do: chơi tự do với bóng, chong chóng, diều, bóng, phấn, nước, cát và các đồ chơi có sẵn trên sân trường như xích đu, cầu tuột…

Ănngủ

Nói được tác dụng của TP đối với cơ thể bé.

Chơi hđ theo ý thích

Xem phim về lễ hội festival biển

 Đọc đồng dao, ca dao về Khánh Hòa

CTC

Sóng biển

Thực hiện vở toán trang 13

Văn nghệ nhận xét cuối tuần

Chơi tự do

Trả trẻ

- Trả trẻ,trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp

- Dọn dẹp đồ chơi,vệ sinh lớp

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3 (Từ ngày 20/5/2024 đến 24/5/2024)

Chủ đề: Vĩnh Thái quê tôi - Lớp MG 3- 4 Tuổi A

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

THỨ 7

Đón trẻ   TCS

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với PH về tình hình của trẻ khi ở nhà.

- TC về di tích lịch sử có ở Thủ đô Hà Nội như Lăng Bác Hồ, Hồ Gươm

 

TDS

 

1. Khởi động: Trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu chân đi khác nhau

2.Trọng động : Tập theo nhạc; Tập với gậy thể dục; Mỗi động tác tập 4lx2n

- Hô hấp: Hít vào thở ra.

- Tay: Đưa 2 tay ra trước lên cao

- Bụng: Đưa 2 tay lên cao, cúi người về phía trước

- Chân: Đứng lần lượt từng chân nâng cao gập gối.

- Bật   : Bật tiến về trước.

 3.Hồi tĩnhTrẻ đi dạo nhẹ nhàng

Học

PTNT

Tách hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5

PTTM

Vẽ cảnh quê hương em

 

PTTC

Bật qua vật cản (10-15cm)

 

PTTM

Học hát: Quê hương tươi đẹp

PTNN

Nghe đọc thơ:

Vĩnh Thái quê tôi

Ôn thơ : Em yêu Tổ Quốc em

 

Chơi ở các góc

- Góc phân vai: Gia đình  (đi chợ, nấu ăn), Bán hàng lưu niệm, bán vé xe du lịch, làm tài xế lái xe du lịch.

- Góc xây dựng: Xây lăng Bác Hồ, Hồ Gươm

- Góc tạo hình: Vẽ và tô màu lá cờ Tổ Quốc.Tạo hình bức tranh Hồ Gươm, Thực hiện Vở tạo hình trang 19. Xé dán dây cờ.

- Góc âm nhạc: Nghe hát và VĐ theo bài: Quê hương tươi đẹp, múa với bạn Tây Nguyên; Yêu Hà Nội.

- Góc thư viện: Xem tranh ảnh về: Thủ đô Hà Nội. Nghe kể chuyện Sự tích Hồ Gươm

- Góc học tập: Khoanh tròn và tô màu các DLTC của thủ đô Hà Nội.  Gạch bỏ và vẽ thêm chấm tròn sao cho đủ số lượng 5

- Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, chơi chăm sóc cây...

Chơi ngoài trời

- HĐCCĐ: QS góc thiên nhiên,  KPTN: Lọ nước nhảy múa.

-TCVĐ: Chạy tiếp sức, Ai bật nhanh hơn, Nu na nu nống, Chèo thuyền, Kéo co.

 - Chơi tự do: xe lon, chong chóng, diều, bóng, nước, cát và các đồ chơi có sẵn trên sân trường như xích đu, cầu tuột

Ăn ngủ

Khi ăn các loại quả có hạt thì bỏ hạt.

Chơi, hđ theo ý thích

Xem phim về Vĩnh Thái

CTC

Chèo thuyền

 

Thực hiện vở tạo hình trang 20

BTLNT

Chọn các thực phẩm giàu vitamin.

Văn nghệ

Đóng chủ điểm

 

Dọn dẹp vệ sinh

Trả trẻ

- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp

- Dọn dẹp đồ chơi,vệ sinh lớp

                     

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2 (Từ ngày 13/5/2024  đến 17/05/2024 )

Chủ đề: Bác Hồ kính yêu- Lớp: MG 3- 4 Tuổi A

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

THỨ 7

Đón trẻ   TCS

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với PH về tình hình của trẻ khi ở nhà.

- Trò chuyện về tình cảm của Bác dành cho các cháu thiếu nhi.

- Trò chuyện về nơi sống, nơi làm việc của Bác.

 

TDS

 

1. Khởi động: trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu chân đi khác nhau .

2.Trọng động : Tập theo nhạc; Tập với gậy thể dục; Mỗi động tác tập 4lx2n

- Hô hấp: Hít vào thở ra.  - Tay: Đưa 2 tay ra trước lên cao .

- Bụng: Đưa 2 tay lên cao, cúi người về phía trước.

- Chân: Đứng lần lượt từng chân nâng cao gập gối.

- Bật   : Bật tiến về trước.

 3.Hồi tĩnhTrẻ đi dạo nhẹ nhàng

HĐ học

PTNT

Trò chuyện về Bác Hồ

PTNN

Nghe đọc thơ: Bác Hồ của em

PTTM

VĐMH: Hôm qua em mơ gặp Bác Hồ

PTTC

Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng dọc, ngang

PTTM

Trang trí khung ảnh Bác Hồ

Ôn  thơ: Bác Hồ của em

 

Chơi , HĐ ở các góc

- Góc phân vai: Gia đình (nấu ăn); ( bán hàng (lưu niệm; hải sản)

- Góc xây dựng: Xây vườn hoa, xây lăng Bác Hồ

- Góc tạo hình: Tô màu bé và Bác hồ. Trang trí ảnh Bác Hồ; Cắt dán tranh về bác hồ. Nhận xét sản phẩm của mình và bạn khi hoàn thành.

- Góc âm nhạc: Sử dụng các dụng cụ xắc xô, trống lắc, gõ đệm theo nhịp, phách: Nhớ ơn Bác, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Em mơ gặp Bác Hồ.

- Góc thư viện: Nghe KC:  BH đến thăm các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng. Đọc thơ: Ảnh Bác, Bác Hồ của em. Xem tranh về Nhà sàn Bác Hồ, Làng sen quê Bác Hồ

- Góc học tập:. Khoanh tròn  và tô màu nơi sống, nơi làm việc của Bác Hồ

- Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, chơi chăm sóc cây...

Chơi ngoài trời

- HĐCCĐ: QS lá cờ Tổ Quốc, KPTN : Khám phá nước cầu vồng

- TCVĐ: Ai bật xa nhất;  Chi chi chành chành; Kéo cưa lừa xẻ; Lộn cầu vòng; Bịt mắt bắt dê....

- Chơi tự do: xe lon, chong chóng, diều, bóng, nước, cát và các đồ chơi có sẵn trên sân trường như xích đu, cầu tuột…

Ăn/ngủ

- TC về cách chế biến các món ăn.

Chơi, hđ theo ý thích

TCAN:

Nghe nhạc đoán tên bài hát

Xem phim về Bác Hồ

CTC: Chèo thuyền

Nghe hát: Ai yêu Bác Hcm hơn thiếu niên nhi đồng

 

Văn nghệ, nhận xét cuối tuần

Chơi tự do ở góc

Trả trẻ

- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp

- Dọn dẹp đồ chơi,vệ sinh lớp

                         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ hai, ngày 09 tháng 05 năm 2022

Giáo dục phát triển nhận thức

BÉ BIẾT GÌ VỀ NHA TRANG

 

          I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

          - Trẻ biết tên gọi và đặc điểm nổi bật của 1 số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của Nha Trang: Hòn chồng, Tháp bà Ponaga, Vinper land, Quảng trường, Tháp trầm hương,…

          - Trẻ quan sát và phân biệt được một số DLTC ở Nha Trang, trả lời được câu hỏi của cô.

- Trẻ yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình.

. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

         - Powpoint về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Nha Trang: Hòn chồng, tháp bà Ponaga, vinper land, đảo yến,…

         - Đĩa nhạc có bài “ Quê hương tươi đẹp”

2. Đồ dùng của trẻ:

         - 3 rổ tranh lô tô về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của  Nha Trang và những cảnh đẹp ở nơi khác để trẻ chơi. Bảng gài (3 cái)

3. Môi trường hoạt động:

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

          1.Ổn định:

- Trẻ nghe hát bài “Quê hương tươi đẹp” và Hỏi trẻ:

         + Các con vừa nghe hát bài gì ?

         + Trong bài hát nói về gì?

         - Cô dẫn dắt giới thiệu bài: Vậy thì bây giờ cô và các con cùng nhau tìm hiểu xem về quê hương nha trang chúng ta có gì đẹp nào.

         2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về quê hương Nha Trang

         - Cho trẻ xem powpoint về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của của Nha Trang: Hòn chồng, Tháp bà Ponaga, Vinper land, Quảng trường, Tháp trầm hương,…

        - Trẻ nêu nhận xét và đàm thoại ( Nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý)

          + Các con vừa xem gì?

          + Các con biết Tháp Bà Ponaga ở đâu không?

          + Tháp Bà Ponaga có đặc điểm gì?

          + Những ngọn tháp được xây bằng gì?

          + Trong tháp có gì?

          + Khi đến thăm tháp Bà Ponaga mình phải như thế nào

          - Cô đặt câu hỏi tương tự với các cảnh đẹp khác (Hòn chồng, Vinper land, Quảng trường, Tháp trầm hương,…)

         - Hỏi trẻ:  + Con thích nhất di tích lịch sử nào? Vì sao?

                        + Khi đi đến những di tích lịch sử, con phải như thế nào?

         - Trẻ nghe cô khái quát lại: Nha Trang là thành phố biển nổi tiếng của nước Việt Nam ta, nơi đây có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như Hòn chồng, Vinpecl, Quảng trường…. Ngoài những cảnh đẹp nói trên ngoài ra Nha Trang chúng ta còn có 1 số cảnh đẹp nào khác : Cô mở  hình ảnh cho trẻ xem Viện hải dương học,  nhà thờ Đá…

         - Thư giãn:Nghe hát bài “ Em yêu biển lắm”

         3. Hoạt động 2: Trò chơi “Đội nào nhanh nhất”

         - Cô giới thiệu tên trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi

          +Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội, đứng thành 3 hàng dọc, khi có tiếng nhạc trẻ đầu hàng sẽ chạy lên tìm tranh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Nha Trang dán lên bảng và chạy về đập vào tay bạn đứng đầu hàng rồi chạy về cuối hàng, cứ như vậy cho hết 1 bản nhạc. Kết thúc trò chơi, đội nào chọn được nhiều tranh đúng sẽ thắng cuộc.

              + Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được chọn 1 tranh và chọn đúng theo yêu cầu của cô

- Tổ chức trẻ chơi ( 1 - 2 lần)

- Cô quan sát, khuyến khích trẻ khi chơi.

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

          - Kết thúc: chuyển hoạt động

 

  Đánh giá hàng ngày

 

+Tình Trạng sức khỏe của trẻ

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

+Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

…………………………………………………....................................................

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

................................................................................................................................

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

 

 

Thứ ba, ngày 10 tháng 05 năm 2022

Giáo dục phát triển thể chất

BẬT TỪ TRÊN CAO XUỐNG (30 – 35 cm)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ biết bật từ trên cao xuống 30 – 35 cm đúng kỹ thuật: Chân đứng tự nhiên, đầu gối hơi khuỵu, đưa tay từ trước ra sau, dùng sức của chân bật mạnh từ trên cao xuống, chạm đất nhẹ bằng 2 chân ( từ mũi chân đến cả bàn chân), tay đưa ra trước để giữ thăng bằng.

- Trẻ phối hợp giữa chân tay nhịp nhàng không bị mất thăng bằng khi bật.

- Trẻ mạnh dạn, tự tin, tham gia vào các hoạt động.

          II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

          - Tấm bìa cuộn tròn dài 50cm, đường kính khoảng 5-6cm, bục kê cao khoảng 30 -35 cm.

          - Máy cát xét băng nhạc “Bé yêu biển lắm”

          2. Đồ dùng của trẻ

          - 2 quả bóng

  3. Môi trường hoạt động:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng .

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

1.  Khởi động: Cháu đi, chạy vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau ( đi kiểng gót,  đi nhấc cao đùi, đi cạnh bàn chân, gót chân…).

2.Trọng động: Tập theo nhạc bài: Bé yêu biển lắm.

a. Bài tập phát triển chung: Mỗi động tác tập 4lx4n.                                               

- Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao.

- Bụng: Cúi người về trước.

- Chân: Ngồi khuỵu gối.

          - Bật: Bật tiến về trước.

          b. Vận động cơ bản: Bật từ trên cao xuống 30 – 35 cm

          - Cho trẻ về đứng hai hàng ngang đối diện nhau.

 

 

              X  X X  X X  X  X  X X 

                       

X      30-35cm

 

 

 

X      30-35cm

 

 

              X X  X  X  X  X  X  X  X 

 

          - Cho trẻ chơi tự do với các tấm bìa đã chuẩn bị, sau đó cô hỏi trẻ đang chơi gì và hướng trẻ đến bài “ Bật từ trên cao xuống 30 – 35 cm”

          - Cho 1 vài trẻ bật theo khả năng. Cô và trẻ nhận xét.

          - Cô mời 1 trẻ lên làm mẫu lần 1 cho các bạn xem.

          - Cho trẻ làm mẫu lần 2 và cô giải thích: Đứng ngay ngắn trên bục, chân đứng tự nhiên, đầu gối hơi khuỵu đưa tay từ trước ra sau, dùng sức của chân bật mạnh xuống, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân ( từ mũi chân đến cả bàn chân) tay đưa trước để giữ thăng bằng.

          - Cô mời vài trẻ thực hiện.

          - Chia trẻ làm 3 nhóm, cho trẻ luyện tập tự do ( cô chú ý sửa sai )

- Lần 2 cho nhóm thực hiện với hình thức thi đua: Chia trẻ làm 2 đội khi có tiếng nhạc thì các bạn của 2 đội lần lượt bật từ trên cao xuống. Kết thúc 1 bài hát đội nào bật đúng và nhanh hết lượt sẽ thắng cuộc.

c. Trò chơi vận động:Chuyền bóng”

 - Cô giới thiệu tên trò chơi

 - Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi sau đó cô khái quát lại

         + Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội, khi có hiệu lệnh bạn đứng đầu cầm bóng chuyền qua đầu cho bạn kế tiếp. Lần lượt cứ thế tiếp tục cho đến bạn cuối cùng, sau đó bạn cuối cùng cầm bóng lên cho bạn đứng đầu. Đội nào xong trước là thắng cuộc.

  + Luật chơi: Đội nào làm rơi bóng thì đội đó thua.

 - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.

 - Nhận xét, kết hợp tuyên dương khen ngợi trẻ.

          3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.

 

Đánh giá hằng ngày:

 

+ Tình Trạng sức khỏe của  trẻ

............................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................................

 + Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

.................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

................................................................................................................................

.......................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

 

 

 

Thứ tư, ngày 11 tháng 05 năm 2022

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

HỌC HÁT : EM YÊU BIỂN LẮM

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát “Nói về niềm vui của 1 bạn nhỏ khi được đi du lịch, được đi tắm biển, được xây lâu đài cát. Bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng”.

- Trẻ hát thuộc lời và đúng giai điệu bài hát “Em yêu biển lắm”, một cách nhịp nhàng.

- Trẻ hào hứng tham gia giờ học,  thể hiện tình yêu của mình đối với biển.

        II. CHUẨN BỊ

          1. Đồ dùng của cô

          - Bài hát “Em yêu biển lắm”

          - Máy cát sét, băng nhạc có bài hát “Em yêu biển lắm”  “Biển Nha Trang”

          - Băng hình về biển.

          2. Đồ dùng của trẻ        

          - Hình ảnh về biển

3. Môi trường hoạt động

- Phòng học sạch sẽ, an toàn đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động

          III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

          1. Ổn định:

            - Cô mở máy cho trẻ xem hình ảnh bé đi tắm  biển và đàm thoại.

           + Cái gì đây các bạn?

    + Bạn nhỏ đang làm gì?

    + Các bạn đã được đi tắm biển chưa?

          - Cô dẫn dắt vào hoạt động: Cô có một bài hát rất hay cũng nói về biển mà hôm nay cô sẽ dạy cho các con. Các con cùng lắng nghe nhé.   

          2. Bé ca hát bài “Em yêu biển lắm”- “ Vũ Hùng ”       

        - Cô giới thiệu bài hát “Em yêu biển lắm” và hát cho trẻ nghe 1 lần diễn cảm

          - Hỏi trẻ: ( Nếu trẻ trả lời không được cô gợi ý)

    + Tên bài hát và tên tác giả?

          - Cô tóm tắt nội dung bài hát: Với giai điệu vui tươi, nhí nhảnh, trong sáng bài hát nói về bạn nhỏ rất thích đi tắm biển, xây lâu dài cát.

          - Cô hát cho trẻ nghe lần 2.

          - Đàm thoại:

    + Bài hát nói về ai?

    + Bạn nhỏ đang làm gi?  

    + Các con có thích đi biển không?

    + Khi đi biển các con phải chú ý điều gì?

        - Giáo dục trẻ yêu biển bảo vệ nguồn nước và không vứt rác ra biển.

          - Cô cho trẻ hát theo cô từng câu cho đến hết bài. Sau đó hát lại theo cô đến hết cả bài. Theo hình thức cuốn chiếu.

         - Cả lớp hát cùng cô.

          - Luân phiên tổ, nhóm, cá nhân hát .

          - Cô mở nhạc không lời cho trẻ hát.

         - Thư giãn : Nghe nhạc : Biển Nha Trang

          3. Trò chơi “ Khiêu vũ với bóng”

          - Cô giới thiệu tên trò chơi, nêu cách chơi luật chơi.

+ Cách chơi : Cô chia 2  trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, tay cầm vào tay nhau như kiểu khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng. Cô ghép nhạc chậm, nhanh, bình thường, chậm, nhanh...yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi nhịp theo nhịp của nhạc, không được làm bóng rơi. Cặp nào giữ bóng đến cuối cùng thì cặp đó thắng cuộc.

       + Luật chơi : Cặp nào làm rơi bóng thì bị loại cho ra ngoài một lần chơi. 

- Tổ chức trẻ chơi ( 2-3 lần)

- Cô quan sát, khuyến khích trẻ khi chơi.

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

          -  Kết thúc: chuyển hoạt động

                           

* Đánh giá hàng ngày

+ Tình trạng sức khỏe của trẻ

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

+Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

..........................................................................................................................................................................................................................…….................................................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

...............................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ năm, ngày 12 tháng 05 năm 2022

Giáo dục phát triển thẩm mỹ

VẼ CẢNH QUÊ HƯƠNG EM 

 

         I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

         - Trẻ biết cách vẽ một số cảnh quê hương.

-Trẻ phối hợp sử dụng các nét thẳng xiên…. để vẽ được phong cảnh quê hương em có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, tô màu đều không lêm ra ngoài

-Trẻ giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn và yêu quê hương mình

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Máy vi tính, các slide có hình ảnh về phong cảnh quê hương em

- Tranh mẫu:

          + Tranh 1: Vẽ cảnh miền núi có núi, nhà sàn

          +Tranh 2 : Vẽ cảnh miền xuôi cây cối, có ruộng vườn

          +Tranh 3 : Vẽ cảnh biển quê em

- Giá treo tranh, nhạc bài hát “ Quê hương tươi đẹp”

2. Đồ dùng của trẻ

- Vở tạo hình, bút chì, màu tô đủ cho trẻ

3. Môi trường hoạt động:

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng  

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định:

- Cô mở nhạc cho trẻ cùng hát bài “Quê hương tươi đẹp”, Dân ca Nùng, Lời: của Anh Hoàng

- Hỏi trẻ: 

         + Bài hát nói về điều gì ?

         + Quê hương em có những cảnh đẹp nào?

         - Giáo dục trẻ yêu quê hương mình

2. Quan sát và đàm thoại tranh mẫu:

- Cô lần lượt cho trẻ  quan sát tranh.

- Tranh 1: Cảnh miền núi có núi, nhà sàn

            + Bức tranh vẽ  cảnh gì? Phong cảnh này ở đâu?

            + Nhà sàn  có đặc điểm gì? màu sắc như thế nào?

+ Xung quanh nhà sàn còn có gì?

+ Nhà sàn ở gần thì như thế nào? Núi ở xa thì ra sao?

- Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ.

- Tranh 2: Vẽ cảnh miền xuôi cây cối, có ruộng vườn

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Bức tranh này có gì khác so với bức tranh trước

+ Ruộng, vườn như thế nào? Cây cối thì ra sao?

+ Những cây ở gần thì như thế nào? Ở xa thì ra sao?

+ Màu sắc và bố cục bức tranh như thế nào?

- Cô đặt câu hỏi tương tự với bức tranh 3

 

3. Trẻ thực hiện:

- Hỏi ý định một vài trẻ sẽ vẽ cảnh  gì?

+ Nếu vẽ cảnh miền núi thì vẽ như thế nào?

+ Nếu núi ở xa thì vẽ như thế nào?  ở gần thì vẽ ra sao?

- Trẻ tự vẽ cảnh miền núi theo  ý mình

- Cô theo dõi gợi ý cho trẻ, nhắc trẻ cách vẽ  bức tranh có  bố cục tranh cho cân đối.

*Thư giãn: Đọc bài thơ và làm động tác minh họa “ Viết mãi mỏi tay…mỏi”

4. Nhận xét và đánh giá sản phẩm:

         - Trẻ treo sản phẩm lên giá, cả lớp cùng quan sát và nhận xét (Nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý)

- Trẻ lên chọn những bức tranh đẹp

+ Vì sai con thichsd bức tranh này?

+ Bức tranh này bạn vẽ như thế nào?

+ Màu sắc, bố cục ra sao?

+ Bạn vẽ cảnh gì? Tô màu như thế nào?

- Cô nhận xét chung

- Kết thúc: Chuyển hoạt động

 

*  Đánh giá hàng ngày

 

+Tình Trạng sức khỏe của  trẻ

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

+Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

.........................................................................,…………………………………..

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

 

 

 

 

Thứ sáu, ngày 13 tháng 05 năm 2022

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

KỂ CHUYỆN: SỰ TÍCH HÒN CHỒNG

 

         I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

            - Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên các nhân vật, nhớ  trình tự câu chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện: “Sự tích Hòn Chồng” : Câu chuyện kể về tình cảm của 2 vợ chồng trẻ sống bằng nghề chài lưới, họ cố chống chọi với bão lớn nhưng cuối cùng cũng bị sóng nhấn chìm .

- Trẻ kể lại được câu chuyện theo tranh.

- Trẻ yêu thương con người, cảnh vật thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- PP minh họa truyện ( 5 slide ): Hai vợ chồng chài lưới trên biển; Chiếc thuyền nhỏ đậu cạnh những hòn đá.

2. Đồ dùng của trẻ

- Tranh về nội dung câu chuyện

3. Môi trường hoạt động

- Phòng học sạch sẽ, an toàn đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động

          II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Ôn định

- Cô trò chuyện và hỏi trẻ. Ở Nha Trang các bạn biết tên những nào? hãy kể ra cho cô và các bạn cùng biết. Cô cho trẻ xem tranh DLTC Hòn Chồng. Hỏi trẻ có bạn nào biết câu chuyện nào về bức tranh này?

- Cô dẫn dắt vào hoạt động : Đó là câu chuyện về sự tích Hòn Chồng cô mời các bạn cùng lắng nghe.

2.  Hoạt động 1: Nghe kể chuyện: Sự tích Hòn Chồng

- Cô kể cho trẻ nghe lần1   

         - Cô tóm tắt nội dung chuyện : câu chuyện cho thấy: cơn bão lớn đã cuốn chiếc thuyền và người vợ ra xa, người chồng đã cố bám chặt vào đá để níu thuyền của vợ vào nhưng không được , cuối cùng những đợt sóng đã hất tung người chồng ra biển. bàn tay của người chồng bám chặt vào đá để cố níu chiếc thuyền của vợ vẫn còn in trên đá cho đến bây giờ

- Cô kể lần  2 cô cho trẻ nghe máy

- Đàm thoại:

     + Vì sao thuyền của đôi vợ chồng trẻ lại bị trôi ra ngoài khỏi?

     + Người đã làm gì để cố keod thuyền của vợ vào?

     + Họ đã làm gì khi trời mưa bão?

     + Cuối cùng đôi vợ chồng ấy thế nào?

     + Vì sao trên tượng đá có hình dấu tay?

     + Vì sao lại có tên Hòn Chồng

     +  Qua câu chuyện các con có cảm nghĩ gì?

- Cô khái quát kết hợp giáo dục trẻ : Phải biết yêu thương con người và cảnh vật thiên nhiên

- Cả lớp tập kể lại truyện cùng cô qua các hình ảnh, trên PP

- Cô tạo tình huống kể sai để trẻ phát hiện kể lại cho đúng nhũng đoạn cô vừa kể sai .

- Trẻ kể chuyện cùng cô.

- Thư giãn : Chơi trò chơi “Sóng biển” .

         3.  Hoạt động 2: trò chơi “Tập kể chuyện theo tranh”

         - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

           + Cách chơi : Cô chia trẻ làm 3 đội  và cho trẻ tập  kể lại chuyện theo tranh cùng cô. Cô dẫn chuyện cho trẻ kể lại chuyện.Cô xuất hiện tranh đầu tiên và cô kể sau đó thì đội nào có bức tranh tiếp theo sẽ đứng lên kể theo nội dung bức tranh đó.( Nếu trẻ quên lời cô gợi ý cho trẻ)

           + Luật chơi: Đội nào nào kể sai nội dung theo bức tranh thì nhường quyền kể cho đội bạn

         - Cô tổ chức ( 1-2  lần)

- Cô quan sát, khuyến khích trẻ khi chơi.

- Cô nhận xét các đội và tuyên dương động viên trẻ và chuyển hoạt động

          -  Kết thúc hoạt động.

 

 

  Đánh giá hàng ngày

 

+Tình Trạng sức khỏe của  trẻ

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

+Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

...............................................................................................................................

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ hai, ngày 16 tháng 05 năm 2022

Giáo dục phát triển ngôn ngữ

NGHE ĐỌC THƠ: BÁC HỒ CỦA EM 

 

         I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và hiểu được nội dung bài thơ: “Bác Hồ của em”: Khi các cháu sinh ra, Bác không còn nữa nhưng vẫn còn tiếng hát, vẫn còn lời ca cho nên Bác vẫn rất gần gũi với các cháu.

          - Trẻ trả lời được câu hỏi và đọc thơ theo cô.

- Trẻ kính yêu và nhớ ơn Bác.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Powerpont minh họa bài thơ: 4 slide.

-Ti vi, máy vi tính.

2. Đồ dùng của trẻ

          - Tranh minh họa cho bài thơ được cắt rời thành 9 mảnh (3 bộ)

          - Rổ đựng.

3. Môi trường hoạt động:

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng   

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định

- Cho trẻ hát và vận động bài “Em mơ gặp Bác Hồ”

- Hỏi trẻ: Bài hát nói về ai?

- Cô dẫn dắt vào bài: Hôm nay cô cũng có một bài thơ nói về Bác hồ rất hay mời các bạn cùng chú ý lắng nghe.

2. Hoạt động 1: Đọc thơ “Bác Hồ của em” – Phan Thanh Nhàn

- Cô đọc diễn cảm một đoạn bài thơ cho trẻ nghe lần 1.

- Hỏi trẻ: ( Nếu trẻ trả lời không được cô gợi ý)

          + Bài thơ có tên là gì?

          + Do ai sáng tác?

        - Cô tóm tắt nội dung bài thơ: “Khi các cháu sinh ra, Bác không còn nữa nhưng vẫn còn tiếng hát, vẫn còn lời ca cho nên Bác vẫn rất gần gũi với các cháu.”

- Cô đọc diễn cảm lần 2 bài thơ kết hợp xem hình ảnh minh họa trên màn hình.

- Trích dẫn:  

+  Khi em sinh ra thì Bác Hồ như thế nào?

                    “Khi em ra đời .....còn Bác”

+ Bác Hồ đã để lại gì?

                    “Chỉ còn tiếng hát .....lời ca – Chỉ còn câu chuyện ...bài thơ”

+  Tuy không còn Bác nhưng mọi người vẫn cẩm thấy như thế nào? Vì sao?

“Mà em ........Bác sao rất gần”

“Năm điều Bác dạy.....vang ngân”

- Cô kết hợp GD trẻ: Tuy Bác Hồ đã không còn nữa nhưng chúng ta vẫn nhớ đến công ơn to lớn của bác, luôn kính trọng bà yêu quý Bác.

- Trẻ đọc thơ cùng cô đến hết bài

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ đọc thơ rõ ràng bài thơ.

         - Mời cả lớp đọc cùng cô 2 lần.

         - Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc dưới các hình thức khác nhau.

          - Thư giãn vận động bài: Nhớ ơn Bác

          3. Hoạt động 2: Trò chơi “Ghép tranh”

         - Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi, luật chơi.

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội. Trong thời gian là một bài hát, lần lượt từng bạn trong mỗi đội sẽ chạy lên chọn mảnh ghép để ghép lại với nhau thành một bức tranh có hình ảnh minh họa cho bài thơ.Kết thúc bài hát, đội nào ghép xong và đúng thì đội đó chiến thắng.

+ Luật chơi: mỗi bạn chỉ chọn một tranh

         - Tổ chức cho trẻ chơi.

         - Cô nhận xét các đội và tuyên dương động viên trẻ và chuyển hoạt động

 

 

* Đánh giá hàng ngày

 

+Tình Trạng sức khỏe của trẻ

...............................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................

+Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

...............................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

................................................................................................................................

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ ba, ngày 17 tháng 05 năm 2022

Giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội

                                             EM YÊU BÁC HỒ

 

         I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

- Trẻ biết tình cảm của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và mọi người.

- Trẻ thể hiện được cảm xúc, tình cảm của mình đối với Bác Hồ qua lời nói và 1 số việc làm.

- Trẻ yêu quý và kính trọng Bác Hồ

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

          - Powerpont về hình ảnh của Bác (Bác đến thăm các cháu thiếu niên nhi đồng, Bác xúc cơm cho em bé, bác chia kẹo cho các bé, Bác đi thăm bác nông dân gặt lúa, Thăm các chú bộ đội… ) 10 slide.

2. Đồ dùng của trẻ

- Khung ảnh Bác, giấy lịch, hột hạt, hoa khô, máy tính, nhạc bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng; Nhớ ơn Bác; Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”

3. Môi trường hoạt động:

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng   

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1.Ổn định:  VĐTN: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

- Hỏi trẻ :   + Bài hát nói về ai?

                             + Con biết gì về Bác Hồ?

- Dẫn dắt, giới thiệu bài: Để các con biết được nhiều hơn về Bác hồ thì hôm nay cô sẽ trò chuyện về Bác Hồ cùng các con.

 2.Hoạt động 1: Trò chuyện về Bác Hồ

- Cô cho trẻ xem Powerpont về hình ảnh của Bác (Bác với các cháu thiếu niên nhi đồng). Hỏi trẻ ( Nếu trẻ trả lời không được cô gợi ý)

- Cô hỏi trẻ:

+ Những hình ảnh này nói về ai?

+ Bác Hồ làm những công việc gì?

+ Con thấy Bác Hồ là người như thế nào?

+ Tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu niên nhi đồng như thế nào?

+ Đối với mọi người ra sao?

+ Tình cảm của các cháu đối với Bác như thế nào?

+ Con làm gì để nhớ ơn Bác?

- Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ kết hợp giáo dục: Trẻ biết nhớ ơn bác, biết vâng lời người lớn biết cố gắn học thật giỏi…

- Cô hỏi trẻ:

+ Ngày sinh nhật của Bác là ngày nào?

+ Con làm gì để mừng sinh nhật Bác?

         -Thư giãn: Hát Nhớ giọng hát Bác Hồ

3. Hoạt động 2: Mừng sinh nhật Bác

- Cô chia trẻ làm 3 đội thảo luận những việc cần làm để mừng sinh nhật Bác.

+ Đội 1: Trang trí ảnh Bác

+ Đội 2: Gói quà.

+ Đội 3: Làm thiệp chúc mừng

- Cô cho trẻ lấy đồ dùng thực hiện, cô quan sát, động viên trẻ

- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của đội mình làm được.

- Cô nhận xét, kết thúc hoạt động

 

 

* Đánh giá hàng ngày

 

+Tình Trạng sức khỏe của  trẻ

................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................

+Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

.................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

..............................................................................................................................

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ tư ngày 18 tháng 05 năm 2022

Lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất

NHẢY LÒ CÒ 3M

 

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

          - Trẻ biết nhảy lò cò 3m đúng kỹ thuật: Trẻ đứng trên một chân, chân kia nâng cao lên, gập đầu gối nhảy lò cò về phía trước.

- Trẻ phối hợp khéo léo vận động tay, chân và mắt khi nhảy lò cò.

- Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia hoạt động.

         II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Nhạc bài hát: “ Quê hương tươi đẹp” Nhạc không lời “Biển Nha Trang”

          - Xắc xô, keo dán vạch.

- Một sợi dây thừng dài 6m. Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội.

2. Đồ dùng của trẻ: 

- Túi cát.

  3. Môi trường hoạt động:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng .

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động:

- Cô và trẻ đi vòng tròn trên nền nhạc khởi động kết hợp lấy hoa và đi các kiểu chân: Đi bình thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, đi khom, đi, chạy chậm, nhanh.…theo nhạc bài “ Biển Nha Trang”.

2. Trọng động:

a. Bài tập phát triển chung

- Tập theo nhạc bài “Quê hương tươi đẹp” thực hiện các động tác sau 4 lần x 4 nhịp:

          + Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước

+ Bụng-lườn: Đưa 2 tay lên cao, cúi người về phía trước

         + Chân: Đứng lần lượt từng chân nâng cao gập gối

+ ĐT bật: Bật tiến về phía trước ( 10- 12 lần)  

b. Vận động cơ bản: Nhảy lò cò 3m

- Đội hình làm mẫu:

           

                                 X   X   X   X   X   X 

                          

                      X    3m

                                       

                      X    3m

 

 

                               X   X   X   X   X   X

 

- Trẻ chơi tự do với túi cát, cô hỏi trẻ đang chơi gì và hướng trẻ vào bài

“ Nhảy lò cò 3m”

- Trẻ về đứng thành hai hàng ngang đối diện nhau

- Mời 1 vài trẻ lên nhảy lò cò, cô và trẻ cùng nhận xét cách trườn như thế nào?

- Mời 1 trẻ làm đúng lên làm mẫu lần 1 (không giải thích) .

- Lần 2 cô kết hợp giải thích : Đứng trên một chân, chân kia nâng cao lên, gập đầu gối, mắt nhìn thẳng và nhảy lò cò về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng bàn chân, tay dang ngang hoặc chống hông để giữ thăng bằng.

- Cô lần lượt cho từng tốp lên thực hiện

          - Cô nhận xét chung.

          - Trẻ chia làm 2 đội luyện tập dưới hình thức thi đua. ( Nhóm nào nhảy lò cò đúng kỹ thuật, nhanh hết lượt là thắng cuộc).

- Cô nhận xét và tuyên dương.

c. Trò chơi vận động: “ Kéo co”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi:

+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.

 Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.

- Chia đội cho trẻ (số trẻ ở 2 đội bằng nhau, tương đương sức nhau).

- Cô tiến hành tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Nhận xét, chuyển hoạt động.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi
3. Hồi tình

- Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng.

 

*  Đánh giá hàng ngày

 

+Tình Trạng sức khỏe của  trẻ         

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

+Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

...............................................................................................................................

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

..............................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

 

Thứ năm, ngày 19 tháng 05 năm 2022

Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

                     VẬN ĐỘNG MINH HỌA : EM MƠ GẶP BÁC HỒ 

 

         I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

             - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, biết được các động tác minh họa theo lời bài hát “Em Mơ Gặp Bác Hồ”

            - Trẻ vận động minh họa theo lời bài hát “Em Mơ Gặp Bác Hồ” đúng và nhịp nhàng,

- Trẻ kính yêu Bác Hồ

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Máy hát và đĩa nhạc bài: “Em mơ gặp Bác Hồ; Bé em tập nói; Ai yêu Bác Hồ chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng; Nhó ơn Bác

2. Đồ dùng của trẻ

-  Mũ chóp

3. Môi trường hoạt động

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng  

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

         1. Ổn định

         - Cô tập trung trẻ lại. Hỏi trẻ

 + Con thường nằm mơ thấy gì?

 + Có bao giờ con thấy được gặp Bác Hồ chưa?

         - Cô dẫn dắt vào bài : các con lắng nghe đoạn nhạc

         2. VĐMH bài  “ Em mơ gặp Bác Hồ”  ( Xuân Giao)

- Cô đàn 1 đoạn nhạc, trẻ đoán tên bài hát, tên tác giả.

-  Giai điệu bài hát thế nào?

- Trẻ hát lại bài hát 2 làn ( Cô nhận xét)

- Để bài hát hay hơn thì chúng ta sẽ cùng hát và kết hợp với vận động nào?

- Cho trẻ nói lên ý tưởng và thể hiện ý tưởng đó, rồi sau đó cô giải thích đưa ra ý tưởng cùng thống nhất chọn ý tưởng đó.

- Cô hát và VĐMH cho trẻ xem

         * Lời 1:              

 + Câu 1 “Đêm qua...bạc phơ” (Các con úp hai lòng bàn tay và áp vào má bên trái, sau đó đưa tay vuốt tóc, người lắc lư nhẹ sang hai bên theo nhịp câu hát).

  + Câu 2 “Em âu yếm....má Bác” ( Các con đưa hai tay đặt chéo trước ngực, rồi từ từ mở tay ra, đưa ngón trỏ tay phải chỉ lên má và nhún nhẹ).

 + Câu 3 “Vui bên...múa hát” (Đưa 2 tay sang hai bên và cuộn lại theo điệu nhẹ nhàng )

 + Câu 4 “Bác mỉm cười....em ngoan” (Các con đưa 1 tay lên miệng và gật đầu theo nhịp).

* Lời 2:

 + Câu 1 “Đêm qua...còn mơ”(Các con úp hai lòng bàn tay và áp vào má bên trái, sau đó đưa một tay giả động tác vuốt râu, một tay vuốt tóc, người lắc lư nhẹ sang hai bên theo nhịp câu hát).

  + Câu 2 “Em âu yếm....má Bác” ( Các con đưa hai tay đặt chéo trước ngực, rồi từ từ mở tay ra, đưa ngón trỏ tay phải chỉ lên má và nhún nhẹ).

  + Câu 3 “Vui bên......múa hát” (Đưa 2 tay sang hai bên và cuộn lại theo điệu “Hái đào)

            + Câu 4 “Hát bài....muôn năm” (Đưa hai tay lên cao rồi từ từ hạ xuống vòng tay trước ngực đồng thời lắc lư theo nhịp bài hát).

- Trẻ hát VĐMH theo cô từng câu cho đến hết bài theo hình thức, cuốn chiếu ( Cô chú ý sửa sai)

- Trẻ thực hiện vận động minh hoạ cùng cô 2-3 lần.

- Cho trẻ hát và VĐMH thi đua theo tổ, theo nhóm, (Cô bao quát, sửa sai, động viên trẻ kịp thời)

- Cho trẻ luyện tập theo nhóm, tổ, cá nhân, cô chú ý sửa sai cho trẻ

- Thư giãn : Nghe hát: “Bác Hồ người cho em tất cả

2.Trò chơi: “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi luật chơi.

+ Cách chơi : Cô mời một trẻ lên đội mũ chóp kín, cô dấu đồ chơi ở phía sau các bạn dưới lớp. Khi nghe các bạn hát to, thì bạn đi bình thường, khi nghe các bạn hát nhỏ thì bạn đội mũ bỏ ra và đi tìm đồ vật

+ Luật chơi:Nếu ai đoán sai phải hát 1 bài

- Cho trẻ chơi 1- 2 lần.

- Cô quan sát ,khuyến khích trẻ .

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

- Kết thúc hoạt động

 

         

* Đánh giá hàng ngày

 

+Tình Trạng sức khỏe của  trẻ

………………………………...............................................................................

.................................................................................................................................................................................................................................................................

+Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

 

 

         

 

Thứ sáu, ngày 20 tháng 05 năm 2022

Giáo dục phát triển nhận thức

NHẬN BIẾT CHỮ C

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ nhận biết và biết cách phát âm các chữ c.

- Trẻ phát âm đúng chữ c, chọn được chữ c thông qua các trò chơi.

- Trẻ có kỹ luật và hứng thú tham gia các hoạt động.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Máy tính tranh vẽ có chứa từ: Bác Hồ, lá cờ..  trên màn hình P.Point.

- Băng đĩa nhạc bài:Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

  2. Đồ dùng của trẻ

- 1 số thẻ chữ c đủ cho trẻ.

- Bảng cài, 3 tranh chữ to bài thơ : “ Ảnh Bác”

- 3 bài tập để trẻ chơi trò chơi “ Nối chữ”

3. Môi trường hoạt động

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định: Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.

 + Chúng mình vừa nghe bài hát gì?

 + Bài hát nói về ai?

 - Cô cũng mang đến cho chúng mình những bức ảnh rất đẹp chúng mình hãy cùng quan sát.

2. Hoạt động 1: Làm quen với chữ c

- Làm quen với chữ c

+ Cô xuất hiện tranh “ Bác Hồ” trên màn hình power point, cho trẻ đọc từ dưới tranh 1-2 lần, và cô giới thiệu chữ c.

+ Cô phát âm chữ c cho trẻ nghe 1 lần sau đó cho cả lớp cùng đọc chữ c. Mời cả lớp, tổ nhóm, cá nhân đọc.

- Cô xuất hiện 1 số tranh ( Lá cờ…) dưới tranh có các cụm từ tên các vật đó

- Trẻ đọc từ dưới tranh 1-2 lần.

- Trẻ tìm chữ c trong cụm từ dưới tranh và phát âm.

- Thư giãn: Trẻ đọc thơ “ Ảnh Bác ”

3. Hoạt động 2:  Trò chơi

a) Chơi trò chơi: ‘Bé nhanh tay”

- Cô giới thiệu tên trò chơi trẻ nêu cách chơi, luật chơi. Cô khái quát

+ Cách chơi: Chia trẻ ra thành 3 nhóm để chơi, các bạn từng nhóm sẽ lên tìm chữ và khoanh tròn chữ c có trong bài thơ: “Ảnh Bác” thời gian là 1 bài hát. Đội nào khoanh tròn đúng và nhiều chữ c hơn sẽ thắng cuộc.

+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được khoanh một chữ đúng theo yêu cầu.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô và các nhóm cùng nhận xét nhau, sau đó thu dọn đồ chơi.

b) Chơi trò chơi: Nối chữ

- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi, luật chơi

+ Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội ngồi thành 3 nhóm, khi có hiệu lệnh các bạn trong đội tìm chữ c có trong các từ ( lá cờ, chiến sĩ, chòm râu, bạc phơ...) dùng viết nối chữ c có trong các từ nối vào chữ c đơn lẽ.

+ Luật chơi: Đội nào nối nhiều hơn và đúng thì đội đó chiến thắng

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô và các nhóm cùng nhận xét nhau.

*Kết thúc: Trẻ thu dọn đồ chơi và chuyển hoạt động.

 

* Đánh giá hàng ngày:

- Trình trạng sức khỏe của trẻ:

…..............................................................……………………........……………

………..........……......................................................................................………

…………………………………………………....................................................

- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:

.....……………………..........…..............…............................................................

................................................................…………………………………………

………………………........……………………..........……...................................

- Kiến thức, kỹ năng của trẻ

………………………........……………………..........……...................................

...................................…..........................................................................................

.....................................................................................................................………

 

 

Thứ hai, ngày 23 tháng 05 năm 2022

Giáo dục phát triển nhận thức

ĐẾM ĐẾN 9 –NHẬN BIẾT NHÓM SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 9

 

         I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

          - Trẻ biết đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng

            - Trẻ đếm đến 9, xếp được các đối tượng có số lượng 9 thành nhiều cách khác nhau

          - Trẻ có tính trật tự trong giờ học

II.CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng cho cô

- Các đồ chơi xung quanh lớp

2. Đồ dùng cho trẻ

- Mỗi trẻ có: 9 con cua, 9 con cá.Một số con vật ở quê em có số lượng 7 để quanh lớp.( 8 con mực , 8 con tôm ).

          - 3 tranh khổ giấy A3 có hình, các hiện tượng thiên nhiên có số lượng 6, 7, 8, 9 trong đó số lượng 8 nhiều hơn

3. Môi trường hoạt động:

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng

         III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Ôn số lượng 8  

           Trò chơi : Đội nào giỏi hơn

          - Cô giới thiệu tên trò chơi, trẻ nêu cách chơi, luật chơi. Cô khái quát lại

          + Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội các đội sẽ lấy đồ chơi theo số lượng cho trước ( 7,8 ) đồ chơi

          + Luật chơi: Sau 1 phút đội nào lấy đúng yêu cầu của cô thì đội đó thắng

- Cho trẻ chơi, cô quan sát và nhận xét cùng trẻ

          2. Đếm các đối tượng trong phạm vi 9

- Cho trẻ con cua có số lượng 9 bỏ vào rổ

          - Cho trẻ xếp hết số con cua thành hàng ngang

          - Cho trẻ đếm số con cua. Lớp đếm, nhiều cá nhân đếm

          - Cho trẻ xếp 9 con cua thành hàng dọc 

          - Lớp đếm, nhiều cá nhân đếm

          - Cho trẻ xếp 9 con cua thành vòng tròn

          - Lớp đếm, nhiều cá nhân đếm

- Con vừa xếp bao nhiêu con cua

- Có bao nhiêu cách xếp 9 con cua

* Cô khái quát: Có nhiều cách xếp khác nhau, nhưng số lượng vẫn không thay đổi.

          - Cô cho trẻ đếm ngược từ 8 đến 1

          -Thư giãn: VĐTN: Quê hương tươi đẹp

3. Trò chơi

 a) Trò chơi 1: “ Đội nào thông minh hơn”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi

+ Cách chơi: Trẻ chia ra làm 2 đội, trong đội sẽ cử 1 bạn lên lấy tranh, nhiệm vụ của 2 đội là khoanh tròn nhóm con vật có ở quê mình số lượng là 9. Thời gian là 1 bản nhạc nếu đội nào khoanh được nhiều và đúng thì đội đó thắng cuộc.

          + Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được khoanh 1 nhóm con vật có ở quê mình, đúng theo yêu cầu của cô.

          - Trẻ cùng chơi

b) Trò chơi 1: “ Bé thông minh”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, trẻ nêu cách chơi và luật chơi

+ Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh, 2 đội cùng nhau xếp các nhóm con vật có ở Nha Trang  có số lượng là 9. Thời gian là 1 bản nhạc nếu đội nào xếp được nhiều và đúng thì đội đó thắng cuộc

          + Luật chơi: Đội nào xếp được nhiều và đúng thì đội đó thắng cuộc.

          - Trẻ cùng chơi

           *Kết thúc: Cô nhận xét

 

* Đánh giá hàng ngày:

- Trình trạng sức khỏe của trẻ:

…..............................................................……………………........……………

………..........……......................................................................................………

…………………………………………………....................................................

- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:

.....……………………..........…..............…............................................................

................................................................…………………………………………

………………………........……………………..........……...................................

- Kiến thức, kỹ năng của trẻ

………………………........……………………..........……...................................

...................................…..........................................................................................

.....................................................................................................................………

 

 


 

 

 

Thứ ba, ngày 24 tháng 05 năm 2022

Lĩnh vực phát triển nhận thức

TÌM HIỂU VỀ THỦ ĐÔ HÀ NỘI

 

         I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

         -Trẻ biết Hà Nôi là thủ đô của nước Việt Nam, thủ đô có nhiều DLTC, di tích lịch sử : Hồ Gươm, Lăng Bác, Chùa Một Cột,….

         - Trẻ quan sát và trả lời được câu hỏi của cô.

         - Trẻ yêu quý thủ đô Hà Nội, mong muốn được đến Hà Nội.

         II. CHUẨN BỊ

         1. Đồ dùng của cô

         - PP một số địa danh của Hà Nội.( Hồ Gươm,Văn Miếu, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Phố cổ...) và các vùng miền

         2. Đồ dùng của trẻ

         - Bảng gắn tranh

         - Tranh lô tô 1 số DLTC ở Hà Nội, rổ.

         3. Môi trường hoạt động

         - Lớp học sạch sẻ thoáng mát, đủ ánh sáng

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

         1. Ổn định

         - Cô mở nhạc cho trẻ hát “ Yêu Hà Nội”. Hỏi trẻ:

            + Trong bài hát nói về địa danh nào?

           +  Các con có biết gì về Hà Nội không?

          - Cô dẫn dắt giới thiệu bài : Để biết rõ hơn , hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu về Hà Nội nhé.

         2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về Thủ Đô Hà Nội

         - Cho trẻ xem PP một số hình ảnh về thủ đô Hà Nội

         - Hỏi trẻ ( Nếu trẻ trả lời không được cô gợi ý)

          + Đây là địa danh nào?

          + Hồ Gươm có đặc điểm gì?

          + Hồ Gươm còn được gọi là gì? Vì sao?

          + Hồ Gươm đẹp như thế nào?

          + Xung quanh Hồ Gươm có những gì?

         - Cô gợi ý cho trẻ nói tương tự với các địa danh khác

         - Cô khái quát lại và cho trẻ xem lại hình ảnh

            + Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ gì? ( Hồ Tả Vọng, đất Hồ Hoàng Kiếm),Tháp rùa được xây trên gò đất cỏ xanh ở giữa lòng hồ, được xây từ rất lâu)

          + Lăng Bác hay còn gọi là lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh là nơi đặt thi hài của Bác, xung quang lăng bác cây cối, hoa cỏ quang năm xanh mát, Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông,lớp dưới là các bậc cấp

          + Văn Miếu chính là trường đại học đầu đầu tiên của nước ta, xung quanh có các bức tường dược xây kiên cố.

        + Chùa Một Cột: Đây là ngôi chùa được xây dựng rất lâu thời vua Lý được xây dựng như khối vuông đặt trên một cột đá, chùa có hình dáng như 1 đóa sen nở giữa hồ, đây là ngôi chùa thờ các tượng phật

        - Cô mở rộng : Thủ Đô Hà Nội còn có Phố cổ, có 36 phố phường...

        - Giáo dục:Trẻ yêu quý Hà Nội và tự hào về những cảnh đẹp của đát nước có ý thức giữ gìn , bảo vệ quê hương.

        2. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh nhất”

        - Cô giới thiệu tên trò chơi nêu cách chơi, luật chơi.       

         + Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội .Lần lượt từng trẻ bật qua 3 vòng chạy lên tìm danh lam,thắng cảnh của Hà Nội và gắn lên bảng. Thời gian là một đoạn bài hát, đội nào nhiều tranh đúng đội đó thắng

        + Luật chơi: Mỗi lượt chỉ chọn 1 tranh đúng theo yêu cầu của cô.

        - Cho trẻ chơi 2-3 lần

        - Cô kêt thúc chuyển hoạt động

                            

Đánh giá hàng ngày

 

+ Tình Trạng sức khỏe của  trẻ                  

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

...............................................................................................................................

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

 

 

 

Thứ tư, ngày 25 tháng 05 năm 2022

Giáo dục phát triển ngôn ngữ

ĐỌC THƠ: EM YÊU TỔ QUỐC EM 

 

        I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

         - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu được nội dung bài thơ: Bạn nhỏ yêu quê hương Tổ Quốc và kể về các cảnh đẹp của Tổ Quốc.

          - Trẻ đọc thuộc bài thơ , ngắt nghỉ đúng nhịp.

- Trẻ yêu quê hương Tổ Quốc của mình.

II. CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng của cô

- Powerpont minh họa bài thơ: 4 slide.

-Ti vi, máy vi tính.

2. Đồ dùng của trẻ

          - Tranh gắn đủ số lượng trẻ

3. Môi trường hoạt động:

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng   

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

          1. Ổn định

- Trẻ hát và vận động bài “Quê hương tươi đẹp”

- Hỏi trẻ: Bài hát nói về cái gì?

- Cô dẫn dắt vào bài: Cô đọc 2 câu thơ hỏi trẻ có trong bài thơ nào.

2.Hoạt động 1: Đọc thơ :Em yêu Tổ quốc của em - Nguyễn Lãm Thắng

- Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe lần 1.

- Hỏi trẻ: ( Nếu trẻ trả lời không được cô gợi ý)

          + Bài thơ có tên là gì?

          + Do ai sáng tác?

          - Cô tóm tắt nội dung bài thơ: “ Bạn nhỏ yêu quê hương Tổ Quốc và kể về các cảnh đẹp của Tổ Quốc.

        - Cô đọc diễn cảm lần 2 bài thơ kết hợp xem hình ảnh minh họa trên màn hình.

          - Cô giải thích từ khó :“ Đồng Lúa Biếc; Dặt Dìu; Lẩy Lừng; Kiêu Hùng"

          +Đàm thoại:

+ Trong bài thơ nhắc đến cảnh gì về quê hương?

+ Những hình ảnh đẹp có trong baiof thơ nào?

+  Có đồng lúa như thế nào?

          + Có dừa màu gì?

          + Tình cảm của các con đới với Tổ Quốc như thế nào?

- Cô kết hợp GD trẻ: Dù là ở đâu thì chúng ta cũng nhớ về quê hương, luôn yêu Tổ Quốc và tự hòa về đất nước mình.

- Trẻ đọc thơ cùng cô đến hết bài, nhắc trẻ đọc đúng nhịp 6/8. Sau đó, cho trẻ đọc lại hết cả bài.

         - Mời cả lớp đọc cùng cô 2 lần.

         - Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc dưới các hình thức khác nhau.

         - Thư giãn vận động bài: Nhớ ơn Bác

        3. Hoạt động 2: Trò chơi “Đội nào thông minh”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, trẻ nêu cách chơi, luật chơi. Cô khái quát

+ Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội. Khi nghe nhạc lần lượt từng bạn của mỗi đội chạy lên lấy tranh gắn theo nội dung bài thơ. Đội nào xếp nhanh và đúng sẽ giành chiến thắng cuộc.

+ Luật chơi: Mỗi lần trẻ chỉ gắn 1 tranh theo yêu cầu của cô.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét chung.

- Cả lớp cùng đọc lại bài thơ 1 lần đúng nhịp 6/8

- Kết thúc: chuyển hoạt động

 

 

*  Đánh giá hàng ngày

 

+Tình Trạng sức khỏe của  trẻ         

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

+Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

...............................................................................................................................

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

..............................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Thứ năm, ngày 26 tháng 05 năm 2022

Giáo dục phát triển thể chất

BẬT QUA VẬT CẢN 10-15 CM

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ biết bật qua vật cản 10-15cm đúng kỹ thuật: Chân đứng tự nhiên, đầu gối hơi khuỵu, đưa tay từ trước ra sau, dùng sức của chân bật mạnh về phía trước, cham đất nhẹ bằng 2 chân ( từ mũi chân đến cả bàn chân), tay đưa ra trước để giữ thăng bằng.

- Trẻ phối hợp giữa chân tay nhịp nhàng không bị mất thăng bằng khi bật.

- Trẻ mạnh dạn, tự tin, tham gia vào các hoạt động.

          II. CHUẨN BỊ:

          1. Đồ dùng của cô

          - Tấm bìa cuộn tròn dài 50cm, đường kính khoảng 5-6cm, bục kê cao 2 đầu khoảng 10-15 cm.

          - Máy cát xét băng nhạc “ Bé yêu biển lắm”

          2. Đồ dùng của trẻ

          - Cờ

  3. Môi trường hoạt động:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng .

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

1.  Khởi động: Cháu đi, chạy vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau ( đi kiểng gót,  đi nhấc cao đùi, đi cạnh bàn chân, gót chân…).

2.Trọng động: Tập theo nhạc bài: Bé yêu biển lắm.

a. Bài tập phát triển chung: Mỗi động tác tập 4lx4n.                                               

- Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao.

- Bụng: Cúi người về trước.

- Chân: Ngồi khuỵu gối.

          - Bật: Bật tiến về trước.

          b. Vận động cơ bản: Bật qua vật cản 10-15cm

          - Cho trẻ về đứng hai hàng ngang đối diện nhau.

              X  X X  X X  X  X  X X 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

X

 

              X X  X  X  X  X  X  X  X 

 

          - Cho trẻ chơi tự do với các tấm bìa đã chuẩn bị, sau đó cô hỏi trẻ đang chơi gì và hướng trẻ đến bài “ Bật qua vật cản 10-15cm”

          - Cho 1 vài trẻ bật theo khả năng. Cô và trẻ nhận xét.

          - Cô mời 1 trẻ lên làm mẫu lần 1 cho các bạn xem.

          - Cho trẻ làm mẫu lần 2 và cô giải thích: TTCB: Đứng ngay vạch chuẩn, chân đứng tự nhiên, đầu gối hơi khuỵu đưa tay từ trước ra sau, dùng sức của chân bật mạnh về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân ( từ mũi chân đến cả bàn chân) tay đưa trước để giữ thăng bằng.

          - Cô mời vài trẻ thực hiện.

          - Chia trẻ làm 3 nhóm, cho trẻ luyện tập tự do ( cô chú ý sửa sai )

- Lần 2 cho nhóm thực hiện với hình thức thi đua: Chia trẻ làm 2 đội khi có tiếng nhạc thì các bạn của 2 đội lần lượt bật qua vật cản. Kết thúc 1 bài hát đội nào bật đúng và nhanh hết lượt sẽ thắng cuộc.

c. Trò chơi vận động: Sức mạnh đồng đội

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.

+ Cách chơi: Chia làm hai đội (số người bằng nhau). Cô vẽ 1 vòng tròn có

đường kính là 30cm, đặt ống cắm cờ vào giữa vòng tròn và cắm các lá cờ có gắn

chữ cái (lá cờ phải được cắm thẳng để trẻ nhìn rõ mặt chữ). Từ vòng tròn đặt ống cắm cờ khoảng 3 - 4m ở hai đầu ở sân cô kẻ một vạch mốc. Cô cho các cháu của hai đội lên đứng ở vạch mốc, quay mặt về phía ống cắm cờ. Khi nghe hiệu lệnh của cô. Chuẩn bị: Cướp cờ thì . “Hai bạn chạy nhanh tới lấy cờ. Bạn nào chạy lên lấy cờ và chạy nhanh về đội của mình là thắng cuộc (khi lấy cờ không được chạm người vào nhau)

+ Cho cháu nhắc lại cách chơi và tiến hành chơi.

- Luật chơi: mỗi lượt chơi chỉ được lấy một cờ.

  - Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần

  - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

          3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.

 

Đánh giá hằng ngày:

 

+ Tình Trạng sức khỏe của  trẻ

............................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................................

 + Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

.................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

................................................................................................................................

.......................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

 

 

Thứ sáu, ngày 27 tháng 05  năm 2021

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

KỂ CHUYỆN: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

 

          I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên các nhân vật, nhớ trình tự câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện: Long quân cho Lê Lợi mượn gươm thần đánh giặc Minh và đòi lại gươm ở hồ Tả Vọng, từ đó Lê Lợi đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm còn gọi là Hồ Gươm.

- Trẻ kể lại được câu chuyện theo tranh

-Trẻ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước và yêu quê hương đất nước của dân tộc.

II.CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Máy vi tính, bảng treo tranh, powerpoin câu chuyện “Sự tích hồ gươm”

- Tranh có hình ảnh trình tự nội dung câu chuyện : Sự tích Hồ Gươm ( 3 bộ)

2. Đồ dùng của trẻ

         - Tranh về nội dung câu chuyện

3. Môi trường hoạt động

          - Lớp học sạch sẻ thoáng mát, đủ ánh sáng

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định: Cô mở máy cho trẻ xem về các danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam.

- Đàm thoại:

+ Thủ đô của nước ta ở đâu?

          + Bạn nào trong lớp mình được đi hà nội? 

         - Cô dẫn dắt vào hoạt động : Hôm nay cô sẽ kể một câu chuyện rất hay nói về danh lam trắng cảnh các bạn cùng lắng nghe để biết được câu chuyện về DLTC nào nhé.

2. Hoạt động 1: Kể chuyện: “Sự Tích Hồ Gươm”

- Cô kể diễn cảm lần 1.

- Hỏi trẻ : Tên câu truyện? Thể loại truyện?

 Cô tóm tắt nội dung câu chuyện: Long quân cho Lê Lợi mượn gươm thần đánh giặc và đòi lại ở hồ Tả Vọng, từ đó Lê Lợi đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm còn gọi là Hồ Gươm

- Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem băng hình.

- Đàm thoại:

+ Ai đã đứng ra cùng nhân dân đánh giặc?

+ Ai đã cho Lê Lợi mượn gươm để đánh giặc?

+ Lê lợi và nhân dân ta đã đánh giặc Minh như thế nào?

+ Long quân sai rùa đòi gươm ở đâu?

+ Vì sao Hồ gươm được gọi là Hồ Hoàn kiếm?

- Giáo dục trẻ: Ngày xưa ông cha ta đã đánh giặc giữ nước, ngày nay chúng ta tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc và phải học tập thật tốt để xây dựng đất nước và Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội và đó cũng là một di tích lịch sử văn hóa của dân tộc ta.

- Thư giãn : Đọc ca dao : Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ

3. Hoạt động 2: Trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh hơn”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

+ Cách chơi : Chia trẻ làm 3 đội mỗi đội sẽ làn lượt từng bạn lên sắp xếp nội dung các bức tranh theo trình tự câu chuyện. Đội nào sắp xếp nhanh và đúng theo nội dung câu chuyện là thắng cuộc.

+ Luật chơi : Mỗi lên chỉ được xếp 1 bức tranh

- Tổ chức ( 1-2  lần)

- Cô quan sát, khuyến khích trẻ khi chơi.

         - Cô nhận xét các đội và tuyên dương động viên trẻ và chuyển hoạt động

          - Kết thúc hoạt động.

 

 

* Đánh giá hàng ngày

 

+Tình trạng sức khỏe của  trẻ

………………………………...............................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................................

+Tình trạng cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

...............................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

+ Kiến thức, kỹ năng của trẻ

...............................................................................................................................

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÓNG CHỦ ĐIỂM

QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - BÁC HỒ

- Cô và trẻ hát bài: Quê hương tươi đẹp.

- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ.

- Cho trẻ biểu diễn 1 số bài hát có trong chủ điểm.

- Cho trẻ kể những gì làm được và chưa làm được( cô gợi ý thêm để trẻ thấy minh còn hạn chế những mặt nào, cần cố gắng hơn để làm được như bạn)

- Cho trẻ đọc thơ: Bác Hồ của em.

 

 

 

 

 

 

                           Vĩnh Thái, ngày 28 tháng 05 năm 2022

                                                   Giáo Viên

 

 

 

 

                                           Phạm Thị Thu Hiền

 

 
Video